Bài đăng

Những bức tranh tra tấn trong các nhà tù Trung Quốc gây xôn xao dư luận

Hình ảnh
Hôm 10/8, một bài báo của Thời báo New York (New York Times) đã đăng những bản vẽ kinh hoàng về các phương pháp tra tấn trong các nhà tù của Trung Quốc gây xôn xao dư luận trên toàn thế giới. Những miêu tả này không phải là điều gì quá mới mẻ. Các tù nhân trong nhiều năm qua đã kể lại việc tra bị tra tấn trong nhà tù qua những bức tranh, với hy vọng những bức vẽ của mình sẽ nâng cao nhận thức về tình trạng lạm dụng tại các nhà tù Trung Quốc – nơi các tù nhân lương tâm vô tội thường xuyên chịu đựng sự lạm dụng khủng khiếp này. Trường hợp của ông Lưu Nhân Vượng Ông Lưu Nhân Vượng. Người đàn ông được vẽ trong các bức hoạt họa được đăng trên tờ Thời báo New York là ông Lưu Nhân Vượng, một cư dân 53 tuổi sống tại tỉnh Sơn Tây. Ông Vượng viết: “Nhiều người đánh đập và tra tấn tôi vô số lần” Ông Lưu đã bị kết án oan trong vụ án bắn súng gây chết một cán bộ làng vào năm 2008. Sau khi cảnh sát từ văn phòng Công an huyện Trung Dương tra tấn ông liên tục để ép cung. Ông

Thu nhập người Việt kém Singapore 27 lần, Malaysia 5 lần

Hình ảnh
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin tại Hội thảo Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015 – 2035, ngày 28/8. Ông Nguyễn Bích Lâm cho biết,  Việt Nam  duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, với mức tăng bình quân trong 15 năm qua đạt 6,9%/năm nhưng quy mô còn nhỏ so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên so với một số nước trong khu vực, mức GDP hơn 186 tỷ USD đạt được năm 2014 vẫn còn nhỏ và có chiều hướng chậm lại.  Cụ thể, GDP của Indonesia gấp 4,8 lần GDP của Việt Nam,  Thái Lan  gấp 2 lần, Malaysia gấp 1,8 lần, Singapore gấp 1,7 lần và Philippines gấp 1,5 lần. Bên cạnh đó, dù đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng khoảng cách về GDP bình quân đầu người Việt Nam so với các nước trong khu vực còn lớn và nguy cơ bị nới rộng. Từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD, đến năm 2014 tăng lên 2.052 USD. Đáng lưu ý, với mức bìn

Thượng Chi Văn Tập Tập 2

Năm 1943, thể theo lời yêu cầu của một số đông độc giả, nhà văn Phạm Quỳnh đã chọn lọc và nhuận chính một số bài của ông đang trong tạp chí NAM PHONG, rồi cho in thành một bộ sách 5 cuốn, gọi là bộ “THƯỢNG CHI VĂN TẬP”. Bộ sách này gồm những bài mà Ông Phạm Quỳnh đã khiêm nhượng cho là “nghe được”. Thật ra ai đã đọc qua bộ THƯỢNG CHI VĂN TẬP cũng phải nhận rằng hầu hết các bài bình luận, dịch thuật và khảo cứu của ông đều có giá trị chắc chắn. Ngày nay, thể theo lời yêu cầu của một số đông trí thức và với sự chấp thuận của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, chúng tôi cho tái bản bộ “THƯỢNG CHI VĂN TẬP”, với niềm tin tưởng rằng các giới, học giả, giáo sư và sinh viên đã tìm thấy ở bộ sách này một tài liệu phong phú, vừa có giá trị tham khảo, vừa đánh dấu một giai đoạn văn học sử nước nhà. Trong việc ấn hành, ngoài ít danh từ lỗi thời như Annam, Đại Pháp, Quan Toàn Quyền v.v… đã được tu chỉnh, bộ THƯỢNG CHI VĂN TẬP  đã được in lại đúng theo nguyên văn của tác giả. Sau bộ THƯỢNG CHI VĂN TẬP, ch

Thượng Chi Văn Tập Tập 1

Hình ảnh
Thượng Chi Văn Tập Tập 1 NXB Hà Nội 1943 Phạm Quỳnh 220 Trang ​ Đây là những tác phẩm quan trọng của Phạm Quỳnh - một nhân vật lịch sử đặc biệt. Bấy lâu người ta vốn dè dặt khi nhắc đến Phạm Quỳnh bởi ông làm việc cho Pháp, làm báo tiếng Pháp, cộng sự với Pháp suốt trong thời Pháp thuộc đầu thế kỷ 20. Nhiều người biết đến Phạm Quỳnh qua tạp chí Nam Phong do ông làm chủ bút từ 1917-1932 và qua câu nói nổi tiếng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Thượng Chi Văn Tập Tập 1 - Phạm Quỳnh, 220 Trang Thượng Chi Văn Tập Tập 1 (NXB Hà Nội 1943) - Phạm Quỳnh, 220 Trang [sachviet.edu.vn]

Quốc ca Mỹ đã ra đời như thế nào?

Hình ảnh
Vào một đêm mưa ngày 13/9/1814, một luật sư người Mỹ 35 tuổi có tên là Frances Scott Key nhìn quân Anh nã pháo liên hồi vào pháo đài McHenry ở Cảng Baltimore. Cuộc chiến năm 1812 đã kéo dài suốt 18 tháng và luật sư Key đang đàm phán để phóng thích một tù binh Mỹ. Lo ngại rằng ông đã biết quá nhiều, quân Anh đã giữ ông trên tàu nằm cách bờ biển tám dặm. Khi màn đêm buông xuống, ông nhìn thấy bầu trời chuyển sang màu đỏ và trước quy mô của cuộc tấn công, ông tin rằng quân Anh sẽ chiến thắng. “Dường như lòng đất mở ra để thổi đi những loạt đạn pháo trong màn lửa và lưu huỳnh,” ông kể lại. Nhưng khi khói tan vào lúc những tia nắng đầu tiên của bình minh ló dạng, trong sự sững sờ và thở phào nhẹ nhõm, Key thấy lá cờ Mỹ, chứ không phải cờ Anh giương lên trên pháo đài. Ngập tràn cảm xúc Theo Viện Smithsonian, nơi lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử vô giá, thì trong lòng Key tràn ngập cảm xúc trước những gì ông chứng kiến nên ông đã viết thành thơ. Ông đã đưa bài thơ ôn

Chuyện đạo nhạc và quốc ca các nước

Hình ảnh
Quốc ca một số nước trên thế giới giống tới mức kinh ngạc khi so sánh với một số sáng tác khác. Liệu có phải do các tác giả 'chôm' giai điệu của người khác không, hay có những khó khăn gì mà ta chưa biết liên quan tới việc sáng tác giai điệu gốc? Đó là câu hỏi của Alex Marshall, tác giả cuốn sách mới về lịch sử các bản quốc ca đặt ra. Có thể nói Dusan Sestic là tác giả đen đủi nhất thế giới. Hồi 1998, vì túng bấn nên ông quyết định dự thi sáng tác quốc ca mới cho Bosnia, là cuộc thi nhằm hàn gắn những phân rẽ sắc tộc đầy cay đắng sau cuộc nội chiến ở nước này. Không thực sự muốn thắng bởi vẫn luyến tiếc Nam Tư thay vì mang tinh thần ái quốc với quốc gia mới, cho nên ông dự thi với một giai điệu sôi nổi vừa phải, mà ông nghĩ là đủ để giành giải nhì hoặc giải ba, giúp ông bỏ túi một khoản. Thế nhưng ông đã thắng, và cuộc đời ông thay đổi tới mức kinh ngạc chỉ sau một đêm. 'Đi giữa hai làn đạn' Những đồng bào người Serbia của ông, trong đó có

Sắp có kênh Truyền hình Nhân Dân

Hình ảnh
Báo trong nước đưa tin kênh Truyền hình Nhân Dân sẽ chính thức phát sóng từ 20:30 ngày 1/9 tới với mục tiêu ‘thể hiện quan điểm chính thống, thông tin sâu sắc, gắn với đời sống người dân’. Kênh Truyền hình Nhân Dân dự kiến phát sóng từ ngày 1/9 Truyền hình Nhân Dân được cho là phiên bản truyền hình của báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam cho hay Truyền hình Nhân Dân sẽ chính thức phát sóng từ 20:30 tối ngày 1/9. “Truyền hình Nhân Dân sẽ duy trì bốn bản tin thời sự trong một ngày, cùng một số chuyên mục khác như: Bình luận phê phán, Tâm điểm, Sắc màu dân tộc, Kinh doanh thời hội nhập, Góc nhìn văn hóa, Đảng với sự nghiệp đổi mới…”. “Ra đời khá muộn trong bối cảnh nở rộ các kênh truyền hình, lãnh đạo Truyền hình Nhân Dân khẳng định đơn vị này sẽ tập trung xây dựng chương trình thời sự và các chuyên mục thể hiện quan điểm chính thống, thông tin sâu sắc, gắn với đời sống người dân”, theo Thông tấn xã Việt Nam. ‘Vấn đề là ngườ