Bài đăng

Sơn La đến Gia Lai học kinh nghiệm xây tượng đài Bác

Hình ảnh
TTO - Ngày 22-8, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã tổ chức cuộc họp với đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La vào học tập, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng công trình tượng đài Bác Hồ.  Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây nguyên - Ảnh tư liệu Chuyến làm việc của lãnh đạo tỉnh Sơn La diễn ra sau khi dự án xây dựng quần thể tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc có tổng mức đầu tư 1.400 tỉ đồng được HĐND tỉnh này thông qua nhưng bị dư luận phản ứng gay gắt. Theo một lãnh đạo tỉnh Gia Lai, tại buổi làm việc đại diện tỉnh Sơn La cho biết dự án xây dựng tượng đài Bác Hồ gắn với các dân tộc Tây Bắc là công trình quan trọng, phản ánh tâm tư nguyện vọng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc với Bác Hồ. Tuy nhiên dự án này sau khi được HĐND tỉnh thông qua đã vấp phải nhiều phản ứng trái ngược của dư luận. Tỉnh Sơn La đã quyết định tổ chức đoàn công tác với sự tham gia của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đến các địa phương để mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm về lập dự án, kinh nghiệ

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn công tác tỉnh Sơn La

Hình ảnh
(GLO)- Để chuẩn bị cho việc xây dựng tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường Sơn La, chiều 19-8, đoàn công tác tỉnh Sơn La gồm các đồng chí: Hoàng Văn Chất-Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và Cầm Ngọc Minh-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với lãnh đạo tỉnh Gia Lai. Làm việc với đoàn lãnh đạo tỉnh Sơn La có Phó Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan. Ảnh: Hoàng Ngọc Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Gia Lai thông báo với đoàn công tác tỉnh Sơn La một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Theo đó, để hoàn thành công trình có ý nghĩa này, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng-Nhà nước, tỉnh Gia Lai đã vận dụng linh hoạt các giải pháp, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong khâu xây dựng. Trong mỗi giai đoạn thực hiện, tỉnh thường xuyên t

Hạnh phúc, dấn thân và sự… không chịu phát triển

Hình ảnh
Kim Dung Tác giả: Kỳ Duyên (bài gốc) 22-08-2015 Đất nước không chịu phát triển, thì hạnh phúc con người … có phát triển không? Trong tuần này, có một sự kiện lớn và hướng tới có một sự kiện lớn quan trọng không kém, thức tỉnh trong lòng người dân Việt biết bao suy ngẫm. Về quá khứ và hiện tại. Về hiện tại và tương lai. Có cả sự bồi hồi và day dứt. Tưởng nhớ và âu lo. Khẳng định và đặt câu hỏi. Đất nước- hai chữ thiêng liêng Đó là kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng 08 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Có thể thế thệ trẻ VN ngày nay sinh ra trong hòa bình chưa cảm nhận hết sự thiêng liêng của bốn chữ độc lập- tự do. Nhưng các thế hệ cha anh, trải qua thân phận nô lệ, của nghìn năm Bắc thuộc, của một thời cuộc đầy giông bão chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ quá thấm thía nỗi đau này. Và vì thế, bao thế hệ người Việt  Lớp cha trước lớp con sau/ Đã thành đồng chí chung câu quân hành  đã phải dấn thân, hy sinh xương máu của mình để đất nước có chủ quyền, dân tộc có độc lập tự do. 

Lại một thằng nói "Rối loạn trong xét tuyển đại học, hãy tự trách mình!"

Hình ảnh
TTO - PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, có những phân tích đưa ra một góc nhìn khác về những rối loạn trong xét tuyển đại học đợt 1 năm 2015. Hàng dài thí sinh chờ làm thủ tục nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường đại học Công nghiệp TP.HCM trong ngày cuối - Ảnh: Quang Định Tôi không bênh vực Bộ GD-ĐT nhưng tôi nghĩ mọi người cần bình tĩnh để xem xét nguyên nhân của những sự cố vừa rồi. Theo tôi, có năm nguyên nhân chính dẫn đến sự việc:  Thứ nhất: S ự ngộ nhận của phụ huynh và thí sinh về năng lực thật của thí sinh.  Điều này xuất phát từ đề thi năm nay. Do phải tích hợp hai kỳ thi trong một, đề thi năm nay phải dễ để đảm bảo tỉ lệ đậu tốt nghiệp khiến điểm khá cao, gây ngộ nhận cho thí sinh và gia đình. Thực chất, những thí sinh đạt 18-19 điểm trong kỳ thi năm nay chỉ tương đương 13-14 điểm trong kỳ thi năm ngoái. Thế nhưng, ít ai kể cả báo chí, đề cập vấn đề này làm các thí sinh cứ nghĩ 18-19 điểm là đã có thể trúng tuyển vào các trường tốt

Tàu Trung Cộng lại cướp phá tàu cá ngư dân

Hình ảnh
(PL)- Sáng 21-8, tàu cá KH 92396 do anh Mai Trọng Hiếu (30 tuổi, trú tổ dân phố Ngân Hà, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) làm thuyền trưởng cùng bảy thuyền viên đã về đến vùng biển Khánh Hòa an toàn. Các ngư dân tàu KH 92396 vẫn chưa hết lo sợ sau chuyến đi biển kinh hoàng. Ảnh: ab Hiện sức khỏe các thuyền viên đã ổn định sau chuyến đi biển kinh hoàng do bị tàu Trung Quốc tấn công. Theo anh Hiếu, ngày 17-7, tàu cá trên tiến thẳng đến ngư trường Hoàng Sa hành nghề đánh bắt cá nhám. Đến ngày 17-8 khi đã đánh bắt được hơn hai tấn cá nhám, ông cho thuyền neo ở đảo Đá Bắc (huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng) nghỉ qua đêm để sáng mai về đất liền. “Khoảng 6 giờ 30 sáng 18-8, chúng tôi nổ máy di chuyển về đất liền, đến khoảng 9 giờ sáng cùng ngày thì bất ngờ bị đâm sầm từ phía sau” - anh Hiếu kể. Theo ông Mai Thành Trung - chủ tàu cá trên, tàu màu trắng toàn chữ Trung Quốc khi va chạm xong đã chạy lên trước chắn ngang đầu nên tàu KH 92396 không nhúc nhích được. “Khi cập mạn

Bộ trưởng Giáo dục nhận trách nhiệm trước Chính phủ và nhân dân

Hình ảnh
(GDVN) - Ông Luận cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, trong đó có phần trách nhiệm lớn của Bộ GD&ĐT là chưa cân nhắc hết tính phức tạp. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Ảnh Xuân Trung Trong buổi làm việc rút kinh nghiệm về triển khai công tác xét tuyển đại học năm 2015 với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chiều 21/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đứng ra nhận trách nhiệm khi đợt xét tuyển đầu tiên diễn ra lộn xộn khiến người dân phản ứng. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, đợt tuyển sinh đã bộc lộ những bất cập. Thứ nhất là cho thí sinh đăng ký 4 ngành, đc thay đổi nguyện vọng trong thời gian dài là 20 ngày. Những Quy định liên quan đến hồ sơ đăng ký xét tuyển chưa hợp lý tạo ra sự lo lắng, căng thẳng của nhiều thí sinh, phụ huynh.  Tình trạng đi lại, chờ trực tại các trường đại học, ông Luận cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, trong đó có phần trách nhiệm lớn của Bộ GD&ĐT là chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của những giải phá

Tranh vui: Bi hài thời mất nước, tan nhà vợ chồng dẫn nhau vào nhà nghỉ

Hình ảnh
Mới đây, Hà Nội lại mất nước khiến nhiều gia đình rơi vào tình cảnh “dở khóc dở cười” Mất nước, cả nhà phải mua nước khoáng để dùng, “dội trên hứng dưới”. Nước dùng để tắm xong được “để dành” để dội toilet, lau nhà, tưới cây… .   Bạn có thể nhịn ăn nhưng không thể nhịn uống. Thiếu nước, người dân nườm nượp xách xô, thùng liểng xiểng, xếp hàng tranh nhau đi mua nước như thời bao cấp.   Nhiều gia đình vì không có nước dùng phải… hứng nước nhỏ từ ống xả điều hòa, đợi đến ngáp ngủ liên tục nhưng chậu nước vẫn còn vơi.    Mất nước vào đúng dịp thời tiết nắng nóng, các chị em “chạy đôn chạy đáo”  tìm nơi có nước để tắm giặt cho thơm tho, sạch sẽ. Nhiều chị em mang cả sữa tắm,  dầu gội lên “xài chùa” nước cơ quan.   “Đại gia” thời nay là những người có nhiều nước nhất.   Người “nghèo” nước phải “tay xách nách mang” về quê tránh hạn.   Bí quá, nhiều gia đình phải khoan giếng cả dưới… nền nhà, nhưng đường ống nước vỡ liên tục. Năm nào cũng mất nước