Bài đăng

Việt Nam trong vòng xoáy tiền tệ Trung Quốc

Hình ảnh
Tiền Trung Quốc. Báo chí trong nước đồng loạt đưa tin thị trường ngoại hối Việt Nam lên cơn sốt chiều 13/8/2015, sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ 3 ngày liên tiếp. Tính chung từ 11 đến hết ngày 13/8  Trung Quốc đã hạ giá đồng tiền của họ tới 4,6%. VnExpress đưa tin, giá đô la niêm yết tại các ngân hàng hầu như tăng gần hết biên độ vào trưa ngày thứ năm  với mức cao nhất được phép là 22.106 đồng đổi 1 USD. Ở thị trường chợ đen muốn mua đô la phải chịu giá 22.300 đồng. Thị trường phản ứng nhanh với biện pháp kỹ thuật hôm 12/8 của Ngân hàng Nhà nước tăng gấp đôi biên độ tỷ giá từ 1% lên 2%. Phá giá tiền đồng là nhóm từ nhạy cảm nếu không muốn nói là cấm kỵ. Ngay những khi chính thức phá giá thì báo chí cũng chỉ sử dụng từ kỹ thuật là điều chỉnh tỷ giá. Nới rộng biên độ tỷ giá thì nghe lại càng mơ hồ hơn đối với người dân thường. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội giải thích: “Không phải là chính thức phá giá, một biện pháp để mở rộng biên độ trao đổi ti

'Đa đảng là mô hình, không là tiêu chí'

Hình ảnh
Đa đảng hay một đảng chỉ là 'mô hình', không là 'tiêu chí' cho sự tiến bộ, theo một sử gia từ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhân nhìn lại cuộc cách mạng tháng 8/1945 của Việt Nam nhân tròn bày thập niên sự kiện. Trả lời câu hỏi liệu so với chính phủ đa đảng, đa thành phần chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ngay sau cách mạng tháng Tám, thì thể chế chính quyền độc đảng hiện tại ở Việt Nam là một sự thoái triển, hay tiến bộ, Giáo sư Vũ Minh Giang, một trong các Phó Chủ tịch của Hội này nói: "Tôi cho rằng câu chuyện đa đảng hay một đảng chỉ là mô hình chứ nó không phải là tiêu chí để nói tới cái đó là tiến bộ hay cấp tiến, hay là lạc hậu. Tôi cho rằng câu chuyện đa đảng hay một đảng chỉ là mô hình chứ nó không phải là tiêu chí để nói tới cái đó là tiến bộ hay cấp tiến, hay là lạc hậu GS. Vũ Minh Giang "Mà vấn đề là xuất phát từ thực tế cụ thể, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thì theo tôi lúc năm 1945, lúc đó còn

Tàu ngầm Việt Nam mới mua không thực tế?

Hình ảnh
Nhà nghiên cứu về chiến lược của Đài Loan nói các tàu ngầm Việt Nam vừa mua lại của Nga là ‘không thực tế’. Một nhà nghiên cứu về chiến lược của Đài Loan nhận xét rằng các tàu ngầm Việt Nam vừa mua lại của Nga để tăng cường nội lực giữa căng thẳng Biển Đông leo thang là ‘không thực tế’. Tờ Want China Times ngày 14/8 dẫn nhận định của nhà phân tích Chang Ching, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan, khuyến cáo rằng Việt Nam nên đo lường giá trị của việc điều động tàu ngầm ra Biển Đông. Theo ông Chang, trước tiên Việt Nam nên đối mặt với thực tế chính trị là chiến tranh tàu ngầm là điều không khả dĩ ở Biển Đông trừ phi bùng nổ một cuộc chiến trên mọi mặt. Kế đến, vẫn theo nhà phân tích này, nếu các tàu ngầm của Việt Nam được điều động để phong tỏa khu vực mà các nước chỉ vận chuyển một lượng nhỏ hàng hóa qua lại mà thôi thì các tàu ngầm Việt Nam mua về được sử dụng không hiệu quả. Thêm vào đó, chuyên gia này cho rằng dùng tàu ngầm để ngăn cản hàng hải ở Biển Đông có thể

Nhật hoàng 'hối hận' về Thế chiến II

Hình ảnh
Nhật hoàng Akihito lần đầu tiên bày tỏ "hối hận sâu sắc" về vai trò của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhật Hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko trong buổi lễ tưởng niệm. Ông phát biểu tại một buổi lễ để đánh dấu 70 năm kể từ ngày Nhật Bản đầu hàng. Thủ tướng Shinzo Abe nói những người Nhật phục vụ tổ quốc và thiệt mạng đã "hy sinh tương lai của mình", nhưng vào hôm thứ Sáu, ông đã bị cáo buộc 'không xin lỗi đúng đắn' về các hành động của Nhật Bản. Một buổi lễ cũng đã được tổ chức tại căn cứ hải quân Mỹ Trân Châu Cảng, nơi mà cuộc xung đột khởi phát ở Thái Bình Dương. Tôi tham dự buổi lễ tưởng niệm này với một nỗi niềm ân hận sâu sắc... Tôi thiết tha hy vọng rằng sự tàn phá của chiến tranh sẽ không bao giờ được lặp lại Nhật Hoàng Akihito Hơn 2.000 người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào năm 1941, sự kiện đã kéo Mỹ vào cuộc chiến. Thành viên của Hải quân Hoa Kỳ và các chức sắc từ Mỹ và Nhật Bản đã đ

Giờ Sài Gòn từng khác giờ Hà Nội

Hình ảnh
"Gentlemen, start your engines" (Quý vị hãy nổ máy!) - là lệnh cất cánh cho chiếc trực thăng CH-53 Sea Stallion của Trung tá Herbert Fix thuộc phi đoàn Heavy Helicopter Squadron 463. Đoàn trực thăng rời hàng không mẫu thuộc Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ đậu ngoài khơi Nam Việt Nam để bay vào đất liền. Chiến dịch Frequent Wind bắt đầu để di tản những quân nhân và nhân viên dân sự, ngoại giao cuối cùng của Mỹ khỏi Sài Gòn. Khi đó là 5 giờ chiều ngày 29 tháng Tư giờ Washington nhưng đã là 5 giờ sáng ngày 30 tháng Tư 1975 giờ thủ đô Việt Nam Cộng hòa. Vì cho đến khi cuộc chiến Nam Bắc chấm dứt, Sài Gòn đi trước giờ Quốc tế GMT (Greenwich Mean Time, ở Anh) tám tiếng. Mặt trời, múi giờ và chính trị Lấy theo vị trí Đài Thiên văn Hoàng gia Anh Quốc tại Công viên Greenwich, Đông Nam London (Kinh tuyến 0° 0' 0" và Vĩ tuyến 51° 28' 38" Bắc - Greenwich Meridian), GMT được công nhận từ năm 1884 để chuẩn hóa hoạt động hàng hải, thương mại toàn cầu.

"Đã là công an thì không nên công khai ảnh chụp gợi cảm"

Hình ảnh
Chẳng nhẽ một người công an nhân dân khi ra biển tắm mặc bikini hai mảnh thì đều là phản cảm sao? Chúng ta không nên nhìn nhận như vậy mà khi cô ấy bỏ bộ trang phục xuống thì dĩ nhiên cô ấy sẽ trở về với cuộc sống đời thường, với một người phụ nữ nữ tính hoàn toàn”, nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định nói. Nữ cảnh sát chụp ảnh gợi cảm: ‘Cởi bỏ cảnh phục, tôi cũng là 1 cô gái’ “Khi cởi bộ trang phục, cô ấy là con người bình thường” Thời gian vừa qua, thiếu úy công an Nguyễn Phương Thảo là cái tên được dư luận bàn tán khá nhiều. Không phải chỉ bởi bộ ảnh cô chụp và đăng lên mạng khá nóng bỏng mà còn bởi đằng sau những bức ảnh gợi cảm, Nguyễn Phương Thảo là một thiếu úy trẻ công tác tại cơ quan Công an huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Một bức ảnh trong bộ ảnh gây bão trên mạng của Nguyễn Phương Thảo. Ảnh: Nguyễn Ngọc Đức Ngay sau khi bộ ảnh của Phương Thảo được đăng tải, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xảy ra về việc đồng tình và không đồng tình với cách ăn mặc của nữ cảnh sát 9x. Là mộ

Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam: Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?

Hình ảnh
Tại cuộc gặp gỡ với 40 DN tiêu biểu trong cộng đồng khởi nghiệp (Start Up) vào chiều 12/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: “Cần đặt câu hỏi, tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo. Bây giờ phải làm gì?” và chính ông đã nhấn mạnh: “Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn”. Khởi nghiệp ở Việt Nam phải đi vòng qua Singapore Điều đặc biệt ở cuộc giao lưu này là hầu hết các vị giám đốc trẻ thế hệ 8x đều xưng “cháu” hoặc “em” với các vị lãnh đạo. Mở đầu, anh Đinh Việt Hùng đến từ Công ty Navigator khẳng định: “Nền kinh tế khởi nghiệp có thể đóng vai trò rất lớn, rất quan trọng, định hướng nền kinh tế trong 5-10 năm tới”. Tuy nhiên, theo nhiều chia sẻ của các doanh nhân tại đây thì “khởi nghiệp”, một mô hình đầy sự sáng tạo và tiên phong lại vẫn đang gặp nhiều trở ngại từ chính quy định kinh doanh ở Việt Nam. Kiến trúc sư Nguyễn Hồng Hải, Công ty Becamex IDC, cho hay: “Trong 10 năm sống và làm việc ở nước ngoài, mô hình DN khởi nghiệp đã rất thành công ở nhiều nước. Nhưng khi về là