Bài đăng

Khai mạc đại hội Hội nhà văn Việt Nam lần thứ IX

Hình ảnh
Chủ tịch đoàn gôm Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Khuất Quang Thụy, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Trí Huân. Nguyễn Thị Thu Huệ   ( khác với lần ĐH 8 có 18 thành viên chủ tịch đoàn gôm BCH và một số đại diện nhà văn khác. Lần này CTĐ chơi gọn cả thường vụ khóa 8. Oách)  Thư kí đoàn Đàm Chu Văn, Niec Thanh Mai, Nguyễn Bình Phương. Trần Nhương và Mạc Can (hóa ra cụ Mạc Can kém mình 5 tuổi) Đến dự có ông phó ban Tuyên giáo TW. Các nhà văn lão thành Vũ Tú Nam, Ma Văn Kháng.Vũ Khiêu Các đại biểu ngồi theo khu vực, mỗi ghế một tên người. Ngay cửa hội trường có nhân viên bảo vệ mặc sắc phục, ai không đeo phù hiệu đại biểu xin miễn vào hội trường. Lúc này gần 9 giờ ông Phan Trọng Thưởng đang phổ biến các quy chế đại hội Giò này Chủ tịch Hữu Thỉnh đang đọc báo cáo chính trị  Chủ tich Hữu Thỉnh đọc báo cáo chính trị nêu bật thành tích hoạt động khóa 8. Các nhà văn nhiều người ra sảnh uống cà phê và gặp bầu bạn  Sau khi nhà văn Nguyễn Trí Huân báo cáo

Bắc Kinh dọa Hà Nội: Gần với Mỹ hơn, sẽ bị trả thù

Hình ảnh
BẮC KINH 8-7 (NV) -  Bắc Kinh bắn tiếng cho Hà Nội biết là nếu tiến gần hơn với Hoa Thịnh Đốn, được hiểu là để đối phó Trung Quốc, thì coi chừng sẽ gặp phải các đòn trả thù từ phương Bắc. Phó tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong khi ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đứng nghe nhân dịp ông Trọng được đãi bữa ăn trưa ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Ba 7/7/2015. (Hình: AP Photo/Manuel Balce Ceneta) Cái mối quan hệ mật thiết hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà một phần là nhắm (đối phó) với Trung Quốc, sẽ kéo theo các đòn đánh trả của Trung Quốc.” Bài bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 8/7/2015 viết. “ Điều này sẽ tạo ra ap lực cho cả ba phía mà khi nó diễn tiến, Việt Nam có thể là kẻ phải chịu nhiều thiệt hại nhất.” Hoàn Cầu Thời Báo là một phó bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo, cái loa tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cả hai tờ báo này cùng chia chung một trụ sở ở Bắc Kinh. Mỗi khi có bài bình luận gì, vì tế nhị, không đăng trên Nhân Dân Nhật Báo thì đẩy sang đă

Đại hội nhà văn Việt Nam lần IX đã bắt đầu

Hình ảnh
Thưa các bạn ! Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam đã bắt đầu. Tối nay 8-7 Hội nghị đảng viên nhà văn đã nhóm họp tại hội trường khách sạn La Thành. Phóng viên bản web loại gạo cội Trần Nhương tham dự hội nghi và đưa tin trực tiếp tại Hội trường. Gặp bao nhiêu bạn bè cả nước vui thật là vui. Gặp nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, yếu nhân một thời nay là công dân của Huế. Anh Điềm trẻ ra so với hồi đang chức Đoàn chủ tịch nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà thơ Lê Quang Trang, nhà văn Khuất Quang Thụy, nhà văn Phan Trọng Thưởng. Tới dự có ông Phó ban Tuyên giáo TW .và địa diện Ban chỉ đạo TW về đại hội các hội VHNT. Nhà thơ Hữu Thỉnh kêu gọi các đảng viên nhà văn háy lan tỏa tinh thần đại hội DÂN CHỦ, ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐOÀN KẾT. Ông đặc biệt nhấn mạnh công việc Hội nhà văn là của nhà văn. Tất cả các danh sách thăm dò chỉ là thăm dò, mọi việc nhân sự do đại hội quyết định, không có một danh sách nào áp đặt .Tất cả các danh sách đều không hợp lệ. Buổi họp đảng viên nhà v

Văn Chương cao quý

Hình ảnh
Đỗ Trọng Khơi   Thứ năm ngày 9 tháng 7 năm 2015 5:33 AM   Từng có cuộc tranh luận nhỏ xung quanh bài viết của GS Trần Đình Sử: "Văn chương rất cần sự cao quý nhưng không cần sang trọng". Trước thềm Đại hội Nhà văn Việt Nam, ở phạm vi hẹp, tôi xin có đôi lời bàn thêm về nhận định trên của GS Trần Đình Sử. Theo tôi, nhận định "Văn chương rất cần sự cao quý nhưng không cần sang trọng" đã nói trúng bản chất của công việc nhà văn. "Cao quý" hay "sang trọng" là hai khái niệm và cũng là thuộc tính của văn hoá. Cao quý nghiêng về biểu đạt nội dung, tinh thần, đạo đức; sang trọng nghiêng về biểu hiện hình thức, vật chất, hàng hoá. Tuy vậy, đúng là khi sử dụng hai khái niệm này trong sinh hoạt đời sống dễ gặp nhầm lẫn, khó cho việc phân định đúng sai. Tỷ như, bảo nghề văn cao quý, nhưng một tác phẩm cụ thể là bài thơ, cái truyện có thể nói là cao quý không? Lại như, nghề thày thuốc trị bệnh cứu người hiển nhiên là một nghề cao quý, nhưng trong mộ

Nỗi niềm tác phẩm đỉnh cao [01]

Hình ảnh
TNc: Tham luận này nhà văn Hoàng Quốc Hải đọc tại Đại hội VII Hội Nhà văn VN. Mười năm trôi qua vẫn còn nguyên "nỗi niềm" ấy. Nhân ĐH IX sắp họp, trang nhà xin giới thiệu cùng bạn đọc ý kiến của tác giả Vương triều sụp đổ.... Tại sao văn học Việt Nam hiện nay không có tác phẩm đỉnh cao? Câu hỏi ấy đã bao hàm câu trả lời rồi. Thật ra trên thế giới không phải đã có nhiều quốc gia có nền văn học đỉnh cao. Và cũng không phải thời nào cũng có tác phẩm đỉnh cao. Châu Âu suốt ba thế kỷ ( XVII – XVIII – XIX ), nền văn học xuất hiện nhiều trường phái, đạt nhiều đỉnh cao chói lọi. Nhưng sang thế kỷ XX các đỉnh cao cứ thưa vắng dần, và chỉ còn lại những bình nguyên văn học. Nước ta không phải không có văn học đỉnh cao. Nhưng người mình thường có tư tưởng vọng ngoại. Cái gì của nước ngoài cũng xem trọng, của ta thì xem thường. Đã thế, người trong nghề lại không chịu thừa nhận ai, ngoài mình. Đó là đầu óc thiếu tự tin, nhưng lại nặng về vị kỷ. Lọai tư duy này làm con người trở

Đại hội VIII Hội nhà văn Ngâm Khúc (2010)

Hình ảnh
ĐẠI HỘI VIII HỘI NHÀ VĂN NGÂM KHÚC (họp tại Hà Nội từ 2- 6/8/2010)  Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện (phỏng theo  Chinh phụ ngâm khúc ) Lời dẫn của Trần Nhương:  TS Nguyễn Xuân Diện dân Hán Nôm nhưng bạn bè văn chương hơi bị nhiều. Dịp ĐH VIII (2-5/8/2010) ông vác laptop đến ĐH làm tin và sáng tác kịp thời khúc ngâm này. Sau 5 năm đọc lại thấy rất không khí và bám sát diễn biến ĐH. Xin mời các bạn đọc lại cho vui trong lúc thời tiết oi nồng vần vũ này... Khúc Một: Tiền Đại hội 2.8.2010 Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách làng văn nhiều nỗi truân chuyên. Xanh kia thăm thẳm từng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này! Khắp các web dở hay mọi nhẽ Khói thuốc lào vần vũ quán văn! Khắp nơi tán chuyện  văn nhân  lăng nhăng, Nửa đêm tâm sự xa gần niềm riêng. Gọi điện thoại chẳng kiêng khuya khoắt, Nhấc máy lên là ắt cà kê, Nhỏ to mấy chuyện tỉ tê, Xa gần rồi cũng lại về bầu ai? Đường rong ruổi lưng gài cung tiễn Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa.