Bài đăng

Di chúc Hồ Chí Minh : những nghi vấn đặt ra từ văn bản

Hình ảnh
Blog: Rfa nguyenthituhuy's blog Thu, 04/23/2015 - 12:09  Trước hết, xin quý độc giả lưu ý rằng tôi không đánh giá về Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử. Đánh giá về các nhân vật lịch, về đóng góp và sai lầm của họ, là công việc của các sử gia chân chính. Ở đây, tôi chỉ làm một việc duy nhất : khảo sát các văn bản di chúc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó chỉ ra một số điều mà văn bản cho phép nhìn thấy. Đúng hơn là các văn bản của Hồ Chí Minh cho phép đặt ra một số nghi vấn mà tôi không có câu trả lời. Tôi cũng không có tham vọng trả lời, tôi chỉ làm công việc đặt ra các câu hỏi. Trong bài này, để tiến hành khảo sát các bản di chúc, tôi sử dụng các bản gốc đánh máy năm 1965 và bản gốc viết tay các năm 1968-1969, của Hồ Chí Minh, được công bố trong cuốn «  Toàn văn di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  », NXB Trẻ, 1999. Bản di chúc đầu tiên được đánh máy và ký ngày 15/5/1965, với sự chứng kiến của Lê Duẩn, lúc bấy giờ là Bí thư thứ nhất Ban chấp

Nông sản Trung Quốc chiếm chợ đầu mối

Hình ảnh
  TP - Trong khi nông sản Việt Nam như dưa hấu, hành tím... ê hề, giá rẻ, nông sản Trung Quốc lại áp đảo, chiếm các chợ đầu mối. Tuy nhiên, thống kê của cơ quan chức năng lại cho thấy con số ngược lại. Nông sản Trung Quốc vẫn được bày bán nhiều ở các chợ dân sinh. Ảnh: Phạm Anh Tràn ngập hàng  Trung Quốc Tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), mỗi ngày có hàng chục xe tải chở các loại nông sản khô từ biên giới về tiêu thụ. Đây cũng là thủ phủ tập kết hàng Trung Quốc, tỏa đi các chợ dân sinh ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh... Các quầy hàng chất đống những bao tải chứa nông sản vẫn còn nguyên tem xuất xứ từ Trung Quốc. “Không thể dựa vào lòng thương để cứu thị trường nông sản. Vì nếu chỉ bằng lòng thương, mua một vài cân nông sản giúp người dân dù đáng quý đấy, nhưng không phải giải pháp căn cơ”. Ông Nguyễn Trí Ngọc Chị Ngô Bình, chủ sạp hàng nông sản khô ở chợ Long Biên cho biết: “Hành, tỏi Trung Quốc to, đều, dễ bóc, còn hành, tỏi của mình bé, gừng xù xì, xấ

Thêm một vụ lấn sông Đồng Nai: Mịt mù danh tính 'thủ phạm'

Hình ảnh
motthegioi     Dù việc lấp sông Đồng Nai tại huyện Vĩnh Cửu xảy ra cả tháng trời nhưng cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vẫn không rõ ai là “thủ phạm” Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã kiểm tra, xác minh nhưng không tìm ra ai đã cho đổ đất, đá xuống sông Đồng Nai. Đã có khoảng 2.000 m3 đất, đá được đổ xuống sông, cơ quan chức năng và chính quyền huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho biết đã tích cực vào cuộc nhưng vẫn chưa tìm ra “thủ phạm”. Đã đổ khoảng 2.000 m 3  đất, đá Theo lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu, sau khi Báo Người Lao Động thông tin, huyện đã chỉ đạo các bộ phận liên quan phối hợp với UBND xã Tân An (nơi xảy ra vụ việc) tích cực xác minh nhưng cũng chỉ ghi nhận hiện trạng ban đầu và khẳng định phát hiện những dấu hiệu vi phạm cụ thể chứ chưa thể đưa ra hướng xử lý. Tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Cửu, chúng tôi được lãnh đạo phòng này cung cấp một biên bản xác minh hiện trường lập ngày 20.4 cho thấy vị

Phản đối hành vi đánh người của công an Hà Nội

Hình ảnh
Đoan Trang Trịnh Anh Tuấn (fb Gió Lang Thang), vừa bị ba nhân viên công quyền đánh chảy máu đầu và tay, phải đi bệnh viên khâu hơn 10 mũi. Sáng sớm nay, 22/4, Trịnh Anh Tuấn rời nhà để đi mua sữa cho con nhỏ. Khi anh đến đoạn đường vắng trên phố Cổ Linh (quận Long Biên), thì có ba thanh niên cao to, đi xe máy Nouvo màu đen, từ phía sau phóng đến. Họ đạp mạnh vào tay lái của Tuấn làm anh văng khỏi xe, ngã xuống mặt đường. Tuấn chưa kịp ngồi dậy thì cả ba cùng xông đến đấm đá, giẫm đạp túi bụi. Họ còn nhặt một viên gạch bên đường đập vào đầu Tuấn, gây vỡ đầu, chảy máu. Cánh tay trái của anh bị sưng phồng, lòng bàn tay rách mấy chỗ. Hành hung xong, ba thanh niên nhảy lên xe máy phóng đi. Vài phút sau, họ gọi và nhắn tin vào máy điện thoại của Tuấn, chỉ nói một câu: “Đ.m. mày, lần sau tao đánh chết mẹ mày”. Đáng chú ý là ba kẻ này nằm trong số 10-15 nhân viên an ninh (thường phục) vẫn lảng vảng quanh nhà Trịnh Anh Tuấn cả tháng nay, khi phong trào tuần

Văn Tế “Thanh danh” một giáo sư

Hình ảnh
BÀI PHÚ CAO BỒI GIÀ GỬI TUẤN CÔNG THƯ PHÒNG Saigon ngày 14-04-2015 Kính gửi anh Hoàng Tuấn Công Tôi không phải nhà văn, nhà thơ chi hết, nhưng vốn yêu thích thơ văn, ca dao tục ngữ nên cũng hay viết lách cho thỏa lòng mê say. Tôi biết đến Thư phòng của anh tình cờ qua trang Quê Choa.Thật thú vị khi được đọc những bài viết của anh, mang tính chất lý luận phản biện chuyên nghiệp, thật sắc sảo, cẩn trọng và có tâm. Là độc giả ngưỡng mộ anh nên cũng muốn giao lưu cùng anh. Nhân đọc các bài anh mới viết về các câu đối của GS Vũ Khiêu, tôi có viết bài Phú xin gửi anh đọc thư giãn. Chỉ là kẻ tay ngang nên tôi lấy bút danh Cao Bồi Già, vì xét mình chỉ như một gã Cao Bồi già hết thời dạo quanh đồng cỏ. Mời anh ghé thăm trang nhà Đường Thi Quán tại:  http://thocaoboigia.blogspot.com/  Có gì còn non kém xin anh chỉ giáo, Cảm ơn và chúc anh sức khỏe an lành. VĂN TẾ "THANH DANH" MỘT GIÁO SƯ Than ôi! Lời mổ bưng bưng; Đá quăng phình phịch. “Bồ” chữ tung vành; “Bụng” nho

Phát hiện thêm cả chục cây xà cừ cổ thụ bị "bạo hành"

Hình ảnh
  TTO - Từ điểm đầu giao cắt với đường Hồ Tùng Mậu chạy dọc tới khu đô thị Mỹ Đình có gần 10 cây xà cừ nằm dọc đường K2 bị chặt, đẽo vát từng mảng lớn ở đoạn thân sát gốc. Hàng loạt cây xà cừ cổ thụ bị xâm hại vừa được phát hiện trên đường K2 (Cầu Diễn, Hà Nội) - Ảnh: LÂM HOÀI CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Phát hiện thêm cả chục cây xà cừ cổ thụ bị "bạo hành" 21/04/2015 16:59 GMT+7 TTO - Từ điểm đầu giao cắt với đường Hồ Tùng Mậu chạy dọc tới khu đô thị Mỹ Đình có gần 10 cây xà cừ nằm dọc đường K2 bị chặt, đẽo vát từng mảng lớn ở đoạn thân sát gốc. Hàng loạt cây xà cừ cổ thụ bị xâm hại vừa được phát hiện trên đường K2 (Cầu Diễn, Hà Nội) - Ảnh: LÂM HOÀI Mới đây thêm hàng loạt cây xà cừ cổ thụ trên đường K2 (thị trấn Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm) được phát hiện bị cạo, vát vỏ cây ở gốc. Ghi nhận của TTO chiều 21-4, bắt đầu từ điểm đầu giao cắt với đường Hồ Tùng Mậu chạy dọc tới khu đô thị Mỹ Đình có gần 10 cây xà cừ nằm dọc đường K2 bị xâm hại. Tất cả các câ

Chơi Tết mồng ba tháng ba là “phong tục cổ của An Nam từ xưa”

Hình ảnh
Trần Thị Băng Thanh Nhân dân ta từ rất xa xưa có tục ăn tết Mồng ba tháng ba. Trong ngày tết ấy người dân không nhóm lửa, chỉ ăn đồ nguội, vì thế Tết mồng ba tháng ba còn gọi là “Tết hàn thực” (Tết ăn đồ nguội). Ngày nay tục lệ ấy vẫn thịnh hành. Giải thích về tục lệ này, nhiều người đều cho là bắt nguồn từ Trung Quốc, gắn với câu chuyện về cái chết thương tâm của Giới Chi Thôi. Tích truyện kể rằng Tấn Văn Công trong những ngày gian khổ mưu cầu sự nghiệp bá vương, có lúc bị đói, Giới Chi Thôi đã cắt thịt đùi mình dâng ông ăn. Sau khi thành công, khen thưởng, Tấn văn Công quên Giới Chi Thôi, Giới buồn hận bỏ đi. Sau Văn Công nhớ ra triệu vời nhưng Giới không đến, trốn vào rừng. Tìm gọi mãi không được, Tấn Văn Công sai đốt rừng để Giới phải chạy ra; nhưng Giới Chi Thôi ôm cây chịu chết cháy chứ nhất định không tha thứ cho vị quân chủ mà Giới cho là vô tình. Tấn Văn Công sửa lỗi, nhưng lỗi lại chồng thêm lỗi nên hối hận, từ đó sai lệnh cấm lửa trong ngày này (mồng 3 thấng 3) để tư