Bài đăng

Vấn đề cây xanh và quyền của công dân

Hình ảnh
LTS: Trong các số báo ra ngày 1 và 2-4-2015, bên cạnh việc đăng tải ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đối với cơ quan chức năng trong việc giải quyết, xử lý những sai phạm, thiếu sót khi triển khai thực hiện dự án cải tạo và thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố, Báo Hànộimới đã giới thiệu các bài viết "Lắng lại và suy ngẫm", "Chuyện thay cây xanh - đừng suy diễn thiếu căn cứ pháp luật" đề cập vấn đề từ các góc độ khác nhau. Nhiều bạn đọc đã gửi bài về tòa soạn bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cũng như thể hiện tình yêu Hà Nội. Số báo hôm nay, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của bạn đọc Ngọc Thùy, trú tại Chung cư N01B Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Là một công dân của Thủ đô, sinh ra và lớn lên ở đất kinh kỳ, tôi cũng như bạn bè cùng trang lứa luôn trọn một tình yêu Hà Nội. Chúng tôi đã đi qua cái thời trèo sấu, bắt ve... Những gốc cây già trong con phố nhỏ đã thành người bạn gìn giữ những vui buồn suốt những năm thán

Cây cong hay người cong?

Hình ảnh
     Blog  /  Cao Huy Huân Cao Huy Huân 03.04.2015 Tuần trước tôi có dịp công tác ở Hà Nội. Trên đường về khách sạn, anh tài xế nghe giọng miền Nam liền huyên thuyên kể chuyện miền Nam - miền Bắc. Nào là chuyện mấy anh chàng (“con ông cháu cha” hay “con cha cháu ông” gì đấy) chạy tay ga SH không chịu đội mũ bảo hiểm. Đã vậy “ngựa non” thích đua xe lại còn “háu đá”, ngay cả khi gặp cảnh sát giao thông cũng quyết “ăn thua đủ” mới thôi. Rồi đến chuyện người dân Hà Nội thích chạy “lấn len” nên hễ tí là kẹt xe, tắc đường khiến ai cũng lắc đầu ngao ngán. “Trong Sài Gòn có vậy không anh?” – Anh tài xế hỏi tôi. “Cũng có, nhưng ít hơn. Sài Gòn rộng hơn phố cổ, nhưng cảnh sát gay gắt và “nghiêm” lắm. Người dân đi đường sơ ý quên bật đèn xi-nhan là bị thổi vào ngay, huống chi là tội lấn đường, không đội mũ bảo hiểm, hay đua xe. Phạt nặng đấy!” – tôi đáp mà lòng có chút tự hào, nhưng cũng có chút cay cay. Anh tài xế tỏ vẻ đồng cảm và thích thú, có lẽ vì tôi đã tạm dừng câu chuyện

Hàng chục cây muồng đen trước cửa Bộ Y tế ‘không cánh mà bay’

Hình ảnh
Hàng chục cây muồng đen cổ thụ thuộc giống gỗ quý đã bị chặt hạ một cách ngang nhiên và thay vào đó là những cây Sưa trắng non. Theo phản ánh của nhiều người dân tại phường Giảng Võ (Q. Ba Đình, Hà Nội), hàng chục cây muồng đen xanh tốt nằm trên đường Giảng Võ, đoạn trước cửa Bộ Y tế bỗng dưng bị chặt hạ và thay vào đó là những cây Sưa trắng non. Điều đáng nói, một số cây Sưa non đã có biểu hiện chết khô mà không có sự can thiệp từ cơ quan chức năng. Khung cảnh trống trải tại cửa Bộ Y tế. Trao đổi với phóng viên, bác Nguyễn Thị Sen (64 tuổi, Khu tập thể Giảng Võ) tiếc rẻ nói: “Hàng cây cổ thụ trước cửa Bộ Y tế đã có từ rất lâu rồi. Ngày nào tôi cũng cùng vài người bạn già đi tập thể dục buổi chiều qua khu này. Vào mùa hè dù nắng nóng những ở đây mát mẻ lắm vì có hàng  cây cổ thụ  tỏa bóng mát. Bác Sen cho biết thêm, hàng cây cổ thụ trước đó vẫn xanh tốt bình thường, không chỉ vậy mà còn ít thấy thay lá nên tạo được bóng mát quanh năm. Nay bỗng dưng bị chặt đi thì vô lý q

Hàng chục cây muồng đen 'biến mất': 'Chặt nhầm' gỗ quý nhóm 1?

Hình ảnh
Hàng chục cây muồng đen xanh tốt khỏe mạnh, nằm trong danh mục gỗ nhóm 1 bỗng nhiên nhận “giấy báo tử” và thay vào đó là những cây Sưa non. Như thông  tin  PV đã đưa trước đó về việc hàng chục cây muồng đen quý trên đường Giảng Võ trước cửa Bộ Y tế “không cánh mà bay”, thay vào đó là những cây Sưa trắng non trơ trụi lá. Chú Nguyễn Hữu Trung (56 tuổi) là bảo vệ của Phòng khám mắt ngay cạnh Bộ Y tế cho biết: "Ngay sau Tết Nguyên Đan chúng tôi đi làm thấy người ta đang rục rịch chặt hạ các cây ở đây rồi, trong khi chúng vẫn còn xanh tốt. Có cây to vừa ôm tay người thế nhưng cũng đều bị chặt hạ. Chúng tôi hàng ngày ở đây nên cũng tiếc lắm. Nhưng họ bảo đây là chỉ đạo từ bên trên nên chúng tôi cũng không có ý kiến gì.   Giờ nhìn hàng cây mới trơ trụi lá, cây chết, cây sống mà nao lòng. Đến bao giờ mới có được hàng cây xanh mát như trước”. Cây muồng đen xanh tốt được thay bằng cây Sưa trắng trơ trụi lá. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Sơn (Trưởng phòng Qu

Chuyện thay cây xanh-đừng suy diễn thiếu căn cứ pháp luật!

Hình ảnh
(HNM) - Câu chuyện cải tạo cây xanh ở Hà Nội bỗng chốc đã trở thành đề tài "nóng" trong dư luận thời gian qua. Thậm chí, sự việc còn bị đẩy đi quá xa so với "mốc" khởi phát, đó là có một số quan điểm cho rằng Hà Nội đã phạm luật, hoặc có ý kiến đòi phải truy tố trách nhiệm hình sự những người có liên quan về các hành vi như "thiếu trách nhiệm", "cố ý làm trái", "lợi dụng chức vụ, quyền hạn"... Tâm tư, nuối tiếc là điều dễ hiểu. Cái gì đã xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày và đi cùng năm tháng, rõ ràng không dễ gì dứt bỏ ngay một lúc. Cây xanh đã gắn bó với đời sống của người Hà Nội, qua nhiều thế hệ. Từ việc thay thế cây xanh ở một số tuyến phố vừa qua có thể thấy rõ hơn tình cảm của người dân Hà Nội với những con phố, những hàng cây. Tình cảm đó rất đáng trân quý. Từ nhiều thế hệ trước, Người Hà Nội đã thể hiện tình cảm với mảnh đất và không gian đang sống, mong muốn ươm trồng để thành phố ngày càng xanh hơn. Hàng vạn người đã

'Xu thế ghét Trung Quốc'

Hình ảnh
Nguyễn Hưng Quốc Phát biểu trong một hội nghị quốc gia vào đầu năm 2015, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tuyên bố: “ Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già [đều] có  xu thế ghét Trung Quốc . Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc. ” Chuyện tại sao ông “lo lắng” và cho đó là một sự “nguy hiểm cho dân tộc” chúng ta sẽ bàn sau. Ở đây tôi chỉ chú ý đến một hiện tượng được chính Phùng Quang Thanh ghi nhận và thừa nhận: sự căm ghét Trung Quốc là một “xu thế” rất phổ biến, “từ trẻ con đến người già” tại Việt Nam. Thật ra, “xu thế” ấy không phải chỉ có ở Việt Nam. Chỉ cần đọc qua các bản tin trên báo chí khắp nơi, chúng ta thấy ngay một hiện tượng: dân chúng ở Tây phương cũng khá khinh ghét người Trung Quốc. Nhóm từ “người Trung Quốc xấu xí”, trước, chỉ do những người Trung Quốc tự nói về chính họ qua những cái nhìn mang tính chất tự phê phán (tiêu biểu và nổi t

Bất chấp lời hứa của thủ tướng, phong trào đình công lan rộng sang ngày thứ 8 liên tiếp

Hình ảnh
Cảnh sát cơ động giàn trận trong lúc công nhân khu công nghiệp Tân Hưng (Tiền Giang) bỏ ra về. Ảnh: Facebook Nguyễn Thiện Nhân Bạn đọc Danlambao  - Các cuộc đình công phản đối điều luật quái đản cho phép nhà nước tự ý ‘giữ hộ’ tiền công nhân đến năm 60 tuổi đã bước sang ngày thứ 8 liên tiếp. Bất chấp thông báo sẽ sửa luật bảo hiểm xã hội của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làn sóng đình công từ Sài Gòn tiếp tục lan tỏa đến các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Tây Ninh…  Theo  facebook Nguyễn Thiện Nhân , ngày 2/4/2015, toàn bộ khu công nghiệp Tân Hưng (Tiền Giang) – nơi có gần 50 ngàn công nhân đã đồng loạt bỏ ra về và không làm việc. “Công nhân bỏ về hết, vắng tanh, chỉ còn loe hoe vài nhân viên văn phòng bị ép ở lại. Các công ty lớn như Dụ Đức, Simone, On accessories, Freeview, Hansae, Quảng Việt... công nhân đều bỏ về” , facebook Nguyễn Thiện Nhân cho biết. Cuộc đấu tranh phản đối luật bảo hiểm xã hội cũng đã bắt đầu diễn ra tại Long An, Tây Ninh…, điều này ch