Bài đăng

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 13 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Nguyễn Nhạc mất ngày 13-12-1793 Ông là người khởi xướng và là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn. Năm 1771, lực lượng nghĩa quân do ông lãnh đạo dấy lên từ đất Tây Sơn (tỉnh Bình Định), dần dần chiếm ra đến Quảng Nam và quét sạch quân chúa Nguyễn ở khu vực phía nam Bình Định. Tháng 6-1787 ông lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Thái Đức, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương cai quản các tỉnh miền Nam, Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương cai quản các tỉnh từ bắc Quảng Nam trở ra. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Nhạc cầu an, hưởng lạc, giảm sút ý chí chiến đấu. * Ngày 13-12-1946 diễn ra hội nghị các khu trưởng quân sự họp tại Hà Đông, do Trung ương Đảng triệu tập. Hội nghị quán triệt nhận định: Chủ trương của Đảng vẫn là tranh thủ khả năng hoà bình, nhưng phải chuẩn bị cấp tốc để tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện và trường kỳ. Hội nghị rút kinh nghiệm tác chiến ở Hải Phòng, Lạng Sơn, Nam Bộ và đề ra kế hoạch "Vườn không nhà trống". * Từ ngày 13-1

Em đã về quê anh.

Hình ảnh
Chiều cuối năm giữa bộn bề cuộc sống Em trở về đất Bắc ghé quê anh Gió cuối thu đã sang mùa chớm lạnh Em lại thèm nắng chói phương Nam. Gửi cho Em chút nồng nàn hơi ấm Nơi miền xa anh chẳng thể về cùng Đến Sơn Cốt rồi nỗi nhớ mông lung Trà Thái Nguyên cồn cào trong hơi thở Soi Vạt xưa một thời đểAnh nhớ Lưu lạc cánh đồng sốphận long đong Tới quê anh sao lắm con đường vòng Đứng giữa ngã ba em như người xa lạ. Sương đêm xuống rơi hững hờ phố xá Con đường khuya em thầm lặng một mình Trên bầu trời vầng trăng khuyết lặng thinh Em ngoảnh lại tìm bóng anh lần nữa… Quán cóc ven đường hai ly rượu đế Lâng ly mừng em tự cụm cho nhau Cạn một ly, còn một nữa …mai sau Tạm biệt nhé, một lần em đã đến !                          Sg,4h,  Tháng 6/2011   T.H.N   Nguồn: Trần Huyền Nhung    

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 12 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Nhà thơ Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh, sinh ngày 12-12-1911 quê ở thành phố Huế. Trước năm 1945, ông sáng tác thành công tập truyện: Quê mẹ (năm 1941), Chị và em (năm 1942), Ngậm ngải tìm trầm(1943). Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông khai sinh ra hình thức tấu nói, rất được phổ biến trong nhân dân. Tập truyện thơ Đi từ giữa một mùa sen dài gần 2000 câu kể về thời niên thiếu của Bác Hồ. Tác phẩm viết dưới hình thức kể truyện, mang đậm phong cách dân gian, phù hợp với giọng điệu tâm tình của thơ Thanh Tịnh. Nhà văn Thạch Lam nhận xét về tác phẩm của Thanh Tịnh: "Truyện ngắn nào hay đều có chất thơ, và bài thơ nào hay đều có cốt truyện". * Nghệ sĩ Can Trường tên thật là Phạm Hữu Lộc, sinh ngày 12-12-1930 ở tỉnh An Giang, qua đời năm 1977, tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, ông là diễn viên đoàn kịch Cửu Long Giang. Tập kết ra Bắc, ông là diễn viên đoàn kịch nói Nam Bộ. Nghệ sĩ Can Trường đã thể hiện thành cô

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 11 THÁNG 12

Hình ảnh
getpersonas myblog.yahoo.com

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 10 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Chí sĩ Ngô Đức Kế sinh năm 1878, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, qua đời ngày 10-12-1929. Năm 1901, ông đỗ tiến sĩ nhưng không ra làm quan, mà liên kết với các nhà yêu nước hoạt động cách mạng. Ông cùng với Đặng Nguyên Cẩn, Lê Văn Huân, lập ra "Triêu Dương thương điếm" ở Vinh. Có lúc ông dạy học, vận động duy tân, liên hệ với Phan Bội Châu. Năm 1908, ông bị bắt đầy ra Côn Đảo, đến năm 1921 mới được trả tự do. Từ năm 1922, Ngô Đức Kế làm chủ bút báo "Hữu Thanh" ở Hà Nội, sáng tác thơ văn, xuất bản sách tiến bộ, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta. Các tác phẩm chính của ông gồm có: Phan Tây Hồ di thảo; Đông Tây vĩ nhân; Thái Nguyên thất thật quang phục ký. * Từ ngày 10-12-1951 đến ngày 25-12-1952, quân đội ta đã mở chiến dịch Hoà Bình nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng thị xã Hoà Bình, phá phòng tuyến sông Đà và tạo điều mở rộng chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ. Ta đã loại khỏi vùng chiến đấu 22.000 tên Pháp - Ngụy, bức hàng, bức rút hơ

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 8 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Bà Lê Thị Xuyến sinh ngày 9-12-1909 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, qua đời năm 1996 tại Hà Nội. Tham gia cách mạng từ năm 1936, bà vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1947. Là cán bộ nữ xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ và dân tộc, bà Lê Thị Xuyến đã giữ các chức vụ: Hội trưởng Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (từ 1946 đến 1956), Phó chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (từ 1956 đến 1978), đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá V, Phó chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Liên Việt toàn quốc, Phó chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam. Bà Lê Thị Xuyến đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy chương vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Huy chương vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc. * Ngày 9-12-1920, tại Mátxcơva đã diễn ra Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ VIII. Tại đại hội, Lênin đã tình bày kế hoạch điện khí hoá toàn quốc, nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nước Nga xã hội chủ nghĩa và củng cố chính

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 7 THÁNG 12

Hình ảnh
Việt Nam * Tướng quân Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, qua đời ngày 7-12-1320. Ông người làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, là con rể Trần Hưng Đạo. Ông là một tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII. Dưới triều vua Trần Anh Tông, ông còn lập nhiều chiến công ở biên giới phía Nam, được phong chức Điện soái thượng tướng quân. Tuy là võ tướng, ông cũng thích đọc sách, ngâm thơ. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ: Thuật hoài (tỏ lòng) và bài Viếng Hưng Đạo đại Vương Thuở đầu lập nghiệp, Phạm Ngũ Lão được truyền tụng với câu chuyện ngồi bên đường đan sọt, giáo đâm vào đùi chẳng hề hay biết vì mải lo mưu kế đánh giặc. * Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, quê ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, mất ngày 7-12-1895 Ông học hành cần cù nhưng mãi đến năm 42 tuổi mới đỗ giải nguyên làm quan dưới triều nhà Nguyễn. Làm quan đến Thị lang Bộ hình và Đại tướng, có lúc bị cách chức xuống làm lính thú ở biên thuỳ, song ông vẫn trung thành với nhà Nguyễn. Khi làm Dinh đi