Bài đăng

Tình Yêu Lớn Trong Đời

Hình ảnh
Nó không sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Khi đến với vùng đất này, đơn giản chỉ là những bước đi do sự lựa chọn của tiếng gọi tương lai. Lúc đầu, Nó cũng chẳng yêu thương gì hết ráo. Nhưng càng sống lâu, càng gắn bó, Nó hiểu ra, Nó đã yêu Sài Gòn vì cái nghĩa, như con người với con người, sống với nhau lâu làm nên tình nghĩa. Ngày mới đặt chân đến vùng đất này, Nó hoàn toàn không thấy thích gì cả. Xô bồ. Ồn ã. Người đông. Lạc lõng. Giọng nói thì khó nghe. Nhiều lúc Nó thấy mình không thể thở nổi mỗi lần bước ra đường. Giữa cả triệu người mà lúc nào cũng thấy cô đơn. Nhưng rồi sau đó Nó thấy mình chạm vào được nhiều thứ... để yêu. Ví dụ như chạm vào cái mà người ta gọi là "mùa đông Sài Gòn". Lẽ ra chỉ chỉ lành lạnh chút chút thôi, thì những người Sài Gòn đã như đám rùa già vội rụt hết cả cổ lại trong đám khăn áo um sùm. Thấy bên cạnh, người người suýt soa với nhau, rủ nhau mặc cả mớ áo ấm to sụ. Thấy thế Nó không sao nhịn được cười. Lúc đó tự dưng thấy, hóa ra, c

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 22 THÁNG 11

Hình ảnh
Việt Nam * Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828, quê Hưng Nguyên, Nghệ An. Ngoài chữ Hán ông còn học chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Năm 1858, ông sang Pháp, ba năm sau mới về nước. Người Pháp đã có ý dùng ông làm tay sai, nhưng giàu lòng yêu nước, ông từ chối không nhận mọi chức tước. Ở ẩn nơi quê nhà, ông lần lượt gửi lên triều đình nhiều bài điều trần giá trị, đề nghị chính quyền cải cách chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục. Ngoài 14 bản trần tình về quốc kế dân sinh, ông còn có nhiều bài thơ hay được truyền tụng. Ông mất ngày 22-11-1871. * Giáo sư Phạm Huy Thông sinh ngày 22-11-1916, quê ở tỉnh Hưng Yên, mất năm 1988 tại Hà Nội. Năm 1937, ông sáng Pháp học tập, đậu tiến sĩ luật khoa và thạc sĩ sử - địa. Trên đất Pháp, ông hăng hái hoạt động trong giới Việt kiều yêu nước. Năm 1952, Chính phủ Pháp trục xuất ông về nước và quản chế tại Sài Gòn. Đầu năm 1954, ông lại tham gia đấu tranh chính trị và là Tổng thư ký phong trào hoà bình Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1956 đến năm 1967, ông làm Hi

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 21 THÁNG 11

Hình ảnh
Việt Nam * Anh Lý Tử Trọng, còn có tên là Huy, sinh năm 1914, quê Hà Tĩnh, là một chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi, được Bác Hồ đào tạo trong Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Quảng Châu (Trung Quốc). Mùa thu năm 1929, anh về Sài Gòn hoạt động. Trong cuộc mít tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái (ngày 9-2-1931) do ta tổ chức, để bảo vệ cán bộ đang diễn thuyết, Lý Tử Trọng đã bắn chết tên trùm mật thám ở Sài Gòn và bị giặc Pháp bắt giam. Trước toà án đế quốc, anh nói: "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng". Lý Tử Trọng hy sinh khi mới 17 tuổi. * Bác sĩ Hoàng Tích Trí sinh năm 1903 và mất ngày 21-11-1958. Ông là nhà nghiên cứu vi trùng học và các bệnh truyền nhiễm, dịch tễ. Bác sĩ Hoàng Tích Trí là đại biểu Quốc hội khoá I và là Bộ trưởng Y tế đầu tiên trong Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp chăm lo, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. * Ngày 21-11-1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ký lệnh công bố "Pháp lệnh về bảo vệ, chăm s

NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẸP

Hình ảnh
   

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 20 THÁNG 11

Hình ảnh
Việt Nam * Mờ sáng ngày 20-11-1873, quân Pháp do Gácniê chỉ huy đánh vào thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hà nội, đốc thúc quân sĩ chống cự nhưng không giữ nổi Thành trước sức tấn công mạnh mẽ của giặc Pháp. Thành Hà Nội bị giặc chiếm đóng, Nguyễn Tri Phương bị trúng đạn vào bụng, bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết, không hàng giặc. Ngay sau đó, trong lúc triều đình Huế đang hoang mang, bị động thì Gácniê đưa quân đi đánh chiếm nhiều nơi ở miền Bắc. Không đầy một tháng, các tỉnh, thành ở đồng bằng sông Hồng lần lượt lọt vào tay giặc. * Tháng 8-1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vácsava (Ba Lan) đã thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm là "Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày 20-11-1958, Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên ở miền Bắc nước ta. Đến ngày 28-9-1982, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 167, lấy ngày 20-11 làm "Ngày nhà giáo Việt Nam". Quyết định này có ý nghĩa đặc

CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11

Hình ảnh
CHÚC MỪNG CÁC THÀY CÁC CÔ  NHIỀU YÊU THƯƠNG CÔ GIÁO HOÀNG HÔN TÍM TỪ NAM HÀ LÊN HÀ NỘI GẶP GỠ THÂN MẬT VỜI CÁC CÔ GIÁO HÀ NỘI ANH HUY VÀ CÔ GIÁO HOANG HÔN TÍM HOÀNG HÔN CHỤP LƯU NIỆM VỚI ẠM TẤN LỘC (TL) AN THẢO VÀ CON GÁI MÙA ĐÔNG NIỀM TIN CHO ANH HUY MÙA HÈ VÀ NIỀM TIN

Tranh vẽ chì đẹp mê hồn và giống y như thật

Hình ảnh
Khi nhìn qua những bức tranh này bạn sẽ lầm tưởng đây là ảnh chụp đen trắng, nhưng thực ra đây là những bức tranh được vẽ bằng bút chì trông giống y như thật. Paul Lung, 38 tuổi là một nghệ sỹ đến từ Hồng Kông, ông là một họa sỹ tài năng trong lĩnh vực vẽ chì. Chỉ với một chiếc bút chì, một tờ giấy là ông đã có thể sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp tuyệt vời. Ông Paul coi việc vẽ tranh là niềm đam mê của mình, mỗi ngày ông dành ra khá nhiều thời gian cho việc vẽ. Điều đặc biệt là ông không bao sử dụng tẩy cho các tác phẩm vẽ, mỗi tác phẩm của ông mất tới 60 tiếng để hoàn thành. Và  những tác phẩm khi hoàn thành cũng thực sự đúng với công sức ông đã bỏ ra. Ông chia sẻ rằng, thậm chí bạn bè của ông còn không tin rằng ông có thể vẽ được những tức phẩm như vậy cho đến khi họ được tận mắt chứng kiến công việc của ông. Khi mới nhìn những bức tranh này lần đầu, nhiều người hẳn sẽ lầm tưởng đây là  những bức ảnh chụp đen trắng, nhưng thực ra lại do một  họa sỹ tài hoa vẽ