Bài đăng

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 25 THÁNG 10

Hình ảnh
Việt Nam * Ngô Thì Nhậm, tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, sinh ngày 25-10-1746 tại Thanh Trì, Hà Nội. Ông là con Ngô Thì Sĩ. Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ. Năm 1788 Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, ông được trọng dụng, phong làm Tả Thị Lang bộ Lại. Trong giai đoạn phụ tá Quang Trung, tài năng ông phát huy cao độ trên các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, ngoại giao. Các tác phẩm của ông có nhiều giá trị trong kho tàng văn học nước nhà như: "Nhị thập nhất sư toát yếu", "Bút hai tùng đàm"; "Ung vân nhân vịnh"... Khi triều đại Tây Sơn sụp đổ, ông và Phan Huy Ích bị đem ra kể tội, và ngày 9-3-1803 ông bị đòn rồi mất, thọ 57 tuổi. * Bà Ấu Triệu tên thật là Lê Thị Đàn, quê ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Vào khoảng năm 1903, bà gặp cụ Phan Bội Châu ở Huế và từ đó trở thành một người cổ động tích cực trong phong trào Đông Du, phụ trách việc liên lạc với các cơ sở trong nước, cử người ra du học ở nước ngoài. Năm 1910, bà bị thực dân Pháp bắt, tra khảo dã man nhưng bà không khai báo gì. Đêm 2

CÁNH HOA TIỀN KIẾP

Hình ảnh

Cách thêm chú thích vào video Youtube

Hình ảnh
August 28, 2011 Có 2 cách thêm chữ vào video trên Youtube: 1- Thêm chú thích ( Annotation ) 2- Thêm phụ đề ( Caption/subtitle ) Thêm chú thích dễ hơn tuy nhiên không hoàn toàn khớp với video. Thêm phụ đề đòi hỏi phải có file phụ đề, quá trình làm file phụ đề cũng tốn khá nhiều thời gian. Sau đây là cách thêm lời chú thích ( Annotation ): Bước 1: Trong trang video ta đã upload chọn Edit annotations   - Bước 2 Các bước tiếp theo thực hiện theo chú thích ở hình trên + Khi đến đoạn cần thêm chú thích bấm Add annotation để chọn kiểu khung cho chú thích. Hình vuông dưới hình là chú thích kiểu ‘Note’. Sau đó ta có thể bấm và giữ chuột để tự do di chuyển vị trí chú thích, bấm vào ô vuông nhỏ 4 góc và kéo để thay đổi kích thước của khung chú thích. + Sau đó viết chú thích, chỉnh sửa font, nền,… + Có thể điều thời thời gian bằng cách viết giá trị vào 2 khung bên dưới, hoặc đơn giản là dùng chuột kéo 2 đầu của chú thích ở “biểu đồ thống kê” phía dưới video.

Mùa thu Hà Nội qua các ca khúc

Hình ảnh
24.10.2010 Hà Nội vào thu với những cơn gió giao mùa se lạnh, với chút lảng bảng trong sương trên mặt hồ gợn sóng. Những con đường, góc phố, tháp rùa... tất cả đã đi vào lòng người một cách tự nhiên không ồn ào mà sâu lắng. Hoa Nắng- Ngoisao.net Biết bao câu hát, vần thơ về Hà Nội đã để lại trong lòng nguời đọc, người nghe một nỗi niềm buâng khuâng da diết, nhớ lắm Hà Nội ơi!     Hà Nội đã vào thu. Thu Hà Nội đã làm nên biết bao ca khúc bất hủ để hôm nay trên mảnh đất xa lạ, nghe lời hát: "Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa..." bỗng thấy lòng chùng xuống một nỗi niềm vu vơ. Hà Nội mùa này... vắng những cơn mưa. Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh. Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp. Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về.   Hà Nội ơi, Hà Nội mùa thu thật lạ! Nó như một thứ bùa mê khiến cho những người con đi xa cứ ngóng trông, da diết khôn nguôi. Từng góc p

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 24 THÁNG 10

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 24-10-1953, công nhân bến tàu Angiê và Ôrăng ở nước Angiêri đấu tranh kiên quyết không chịu khuân vác vũ khí xuống 2 chiếc tàu của Pháp để chở sang Việt Nam. Từ tháng 6-1953, công nhân bến tàu Ôrăng đã giữ trọn lời hứa: thà chịu đói chứ không chịu khuân vác vũ khí xuống tàu cho thực dân Pháp chở sang xâm lược Việt Nam. Đây là một hành động dũng cảm của công nhân Angiêri thể hiện sự đồng tình ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. * Quân đoàn 1 - Binh đoàn quyết thắng, được thành lập ngày 24-10-1973. Đây là binh đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam. Binh đoàn gồm những sư đoàn có bề dày lịch sử và lập nhiều chiến công vẻ vang hợp thành, như sư đoàn 308 (Sư đoàn quân tiên phong) là Sư đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta được thành lập 8-1949, Sư đoàn 312 thành lập từ năm 1950 và Sư đoàn 320B. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Quân đoàn 1 vừa làm nhiệm vụ dự bị chiến lược bảo vệ miền Bắc, hậu phươn

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 23 THÁNG 10

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 23-10-1896 thành lập trường Quốc học Huế. Nhiều học trò của trường sau này đã trở thành danh nhân văn hoá, những nhà cách mạng tiền bối, những nhà khoa học lớn, các nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta. Những tên tuổi tiêu biểu như: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu, Tố Hữu, Tạ Quang Bửu, Hải Triều, Nguyễn Khánh Toàn, Xuân Diệu, Huy Cận,v.v.... làm rạng danh nhà trường. Từ năm 1975 đến nay, có nhiều học sinh Quốc học Huế đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế. Từ năm 1995, trường Quốc học Huế là một trong ba trường trong cả nước được Bộ Giáo dục và đào tạo chọn làm trường phổ thông trung học chất lượng cao. * Sau khi ký tạm ước 14-9 với Pháp, về Hà Nội ngày 23-10-1946, Hồ Chủ tịch đã ra lời tuyên bố với quốc dân. Về vấn đề Nam Bộ, Người khẳng định: "Không ai có thể chia rẽ con một nhà, không ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì cũng không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta... Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn c

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 23 THÁNG 10

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 23-10-1896 thành lập trường Quốc học Huế. Nhiều học trò của trường sau này đã trở thành danh nhân văn hoá, những nhà cách mạng tiền bối, những nhà khoa học lớn, các nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta. Những tên tuổi tiêu biểu như: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu, Tố Hữu, Tạ Quang Bửu, Hải Triều, Nguyễn Khánh Toàn, Xuân Diệu, Huy Cận,v.v.... làm rạng danh nhà trường. Từ năm 1975 đến nay, có nhiều học sinh Quốc học Huế đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế. Từ năm 1995, trường Quốc học Huế là một trong ba trường trong cả nước được Bộ Giáo dục và đào tạo chọn làm trường phổ thông trung học chất lượng cao. * Sau khi ký tạm ước 14-9 với Pháp, về Hà Nội ngày 23-10-1946, Hồ Chủ tịch đã ra lời tuyên bố với quốc dân. Về vấn đề Nam Bộ, Người khẳng định: "Không ai có thể chia rẽ con một nhà, không ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì cũng không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta... Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn c