Bài đăng

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 2 THÁNG 9

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 2-9-1945, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt quốc dân tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Hai giờ chiều, mít tinh bắt đầu khai mạc. Hồ Chủ tịch đọc lời Tuyên ngôn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trước thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thực đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam kiên quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy!". Ngày 2-9-1945 mãi mãi đi vào lịch sử như ngày độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam sau ngót một thế kỷ đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, ghi nhận chiến công của dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc tiên phong trong sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Cũng từ đó, ngày 2-9 trở thành ngày quốc khánh của nhân dân Việt Nam và đó cũng là cái mốc chấm dứt lịch sử cận đại Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch

Tranh nghệ thuật

Hình ảnh

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 1 THÁNG 9

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 1-9-1858 Hạm thuyền Pháp và Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trong cuộc tấn công này, quan quân nhà Nguyễn nhu nhược để thành Đà Nẵng thất thủ. Ngày này được coi là sự kiện mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta của thực dân Pháp. Từ đó thực dân Pháp đã đặt ách đô hộ thuộc địa lên đất nước ta gần 100 năm. * Học giả Trương Vĩnh Ký còn có tên là Pêtruyt Ký, sinh năm 1837, quê ở tỉnh Bến Tre, qua đời ngày 1-9-1898. Trương Vĩnh Ký là người đọc và nói giỏi 15 thứ ngoại ngữ, từ ngữ của phương Tây, và biết thông thạo 11 ngoại ngữ phương Đông. Đương thời ông được giới học thuật tư sản liệt vào 18 nhà bác học trên thế giới. Ông trước tác nhiều thể loại, còn để lại hơn 100 bộ sách giá trị về nghiên cứu lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, biên soạn từ điển, dịch sách ngữ Hán, sưu tầm, phiên âm truyện nôm và tác phẩm cổ Việt Nam, những sáng tác dân gian. Sách của Trương Vĩnh Ký đã có nhiều đóng góp cho một số ngành khoa học đương thời, nhất là khoa học ngôn ngữ và khoa học lịch sử. * &qu

Giấc mơ có thật - Kì cuối: Hạnh phúc

Hình ảnh
Ngập ngừng một lúc lâu, Duy bước gần đến giường, nắm lấy tay tôi và hỏi: “Mi… có thích ta không?”… Một phút lặng thinh. Tôi nghẹn lời, không nói được gì. Bỗng dưng mắt tôi ươn ướt. Tôi nắm chặt tay Duy, thì thầm: - Có. “Tên đáng ghét” gục đầu xuống đôi tay đang nắm lấy tay tôi, nói: - Hải Thanh, anh nhớ em nhiều lắm, nhớ điên lên được. Bị nhốt ở nhà, anh buồn lắm. Hải Thanh, em khóc đấy à? - Em vừa mơ… thấy anh đấy. - Mơ gì? - Mơ… em là công chúa, còn anh là hoàng tử. - Thật à? – Duy nhoẻn miệng cười. - Trong mơ, em đã nói… em yêu anh rồi. - Thế còn ngoài đời thật thì sao? - Em… không biết. Em thích anh, nhưng em mang ơn Tử Quân nhiều lần rồi. Em không biết phải làm gì cả. - Anh sẽ đợi.  Chỉ cần biết em đã thích anh là đủ. Còn chuyện yêu hay không, anh sẽ đợi em, dù người được lựa chọn là ai. - Thật sao? - Anh sẽ không bao giờ buông em ra đâu. Ánh trăng soi tỏ căn phòng, Duy khẽ vòng tay, khiến cho mặt tôi áp sát vào ngực Duy. Duy thì thầm: - Anh yêu e

MỘT SỐ SỰ KIỆN NGÀY 31 THÁNG 8

Hình ảnh
Việt Nam * Ngày 31-8-1952, quân ta đột kích vị trí Phú Thọ của địch (ở gần Sài Gòn), phá huỷ một kho xăng 3 triệu lít một kho dầu 2 triệu lít, một kho vũ khí gồm 100 quả bom loại 500 kg và 2 triệu viên đạn, tiêu diệt một đại đội lính Âu Phi * Tháng 8-1961, nhân dịp nhà danh họa Picátxô 80 tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi tới người bạn hoạ sĩ bức thư chúc mừng. Trong thư Người viết: "Đồng chí Picátxô thuộc vào những con người luôn luôn trẻ, bởi vì những người ấy sôi nổi trong tâm hồn và một tình yêu say mê cái thiện, cái mỹ, với hoà bình và nhân đạo. Tình yêu ấy đã dẫn dắt Picátxô đên với chủ nghĩa cộng sản, và vì thế, hoạ sĩ mãi mãi giữ được tuổi xuân. Con chim bồ câu hoà bình Picátxô vẽ, rất quen thuộc với nhân dân Việt Nam và nhân dân khắp thế giới, đã thể hiện một cách rực rỡ lòng tin mãnh liệt của nhà nghệ sĩ lớn ấy là sự vươn tới hoà bình không gì có thể ngăn cản nổi của nhân dân các dân tộc". * Ngày 31-8-1991 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định "Tổ chức và sắp xếp

ẢNH HÌNH GIỌT NƯỚC

Hình ảnh
                    Long lanh giọt nước giữa trời Này là hoa bóng dệt lời yêu thương Lồng vào nhau một quãng đường Nước_Hoa in vết diệu thường nghìn sau!

MỘT SỐ SỰ KIỆN NGÀY 30 THÁNG 8

Hình ảnh
Việt Nam * Đêm 30-8 rạng ngày 31-8-1917 300 binh sĩ do Đội Cấn chỉ huy đã phát động khởi nghĩa tại Thái Nguyên. Lương Ngọc Quyến được cử làm cố vấn kiêm Phó tư lệnh. Nghĩa quân giết chết tên chúa ngục Thái Nguyên, giải phóng toàn bộ tù nhân, trong số đó phần lớn là tù chính trị trong các vụ đề Thám, Duy Tân, Đông Du. Nghĩa quân làm chủ Thái Nguyên suốt bảy ngày. Giặc Pháp đưa viện binh từ Hà Nội lên phản công dữ dội. Đội Cấn nêu cao tinh thần thà chết không hàng giặc, đã tự sát tại khu căn cứ Núi Pháo. Vì tàn phế, không đi được, Lương Ngọc Quyến cũng tự sát để nghĩa quân dễ dàng rút lui nhằm bảo tồn lực lượng. * Chấp hành chủ trương của Tỉnh uỷ Nghệ An phát động phong trào thực dân Pháp thực hiện yêu sách của nông dân, ngày 30-8-1930, Huyện uỷ Nam Đàn lãnh đạo 3.000 nông dân có vũ trang tự vệ biểu tình thị uy lên huyện lỵ, đòi chi huyện giải quyết các yêu sách. Bọn nha lại, lính tráng khiếp sợ đứng im. Quần chúng ập đến phá cửa nhà lao để giải phóng tù chính trị; vào công đường lục