Bài đăng

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 3 THÁNG 7

Hình ảnh
Việt Nam * Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản sinh ngày 3-7-1917, quê ở làng Liễu Viên, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Năm 20 tuổi, ông đã làm phóng viên cho các tờ báo của Đảng như: Tin tức, Bạn dân... Năm 1939, một mình ông đạp xe đi vòng quanh Đông Dương, vừa đi vừa chụp ảnh. Ông đã tham gia khởi nghĩa ở Hà Nội, Thường Tín, Phú Xuyên (Hà Tây). Tháng 11-1945, ông được cử làm Trưởng phái đoàn thanh tra mặt trận Nam bộ. Sau 9 năm kháng chiến, trong đoàn quân từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ Đô có nhà báo Nguyễn Bá Khoản. Ông đã nhanh nhạy ghi được những hình ảnh, những người vào thời khắc hiếm hoi của lịch sử như: Các cảnh đồng bào Hà Nội mít tinh trước Nhà hát lớn ngày 17-8-1945, cướp chính quyền ở phủ Khâm sai, lễ mừng đất nước độc lập tại Vườn hoa Ba Đình, hai chiến sĩ "Sao vuông" ôm bom ba càng chờ xe tăng Pháp ở Ngã Tư Hàng Đậu, những lính Pháp cuối cùng đi trên cầu Long Biên rút khỏi Hà Nội... Năm 1991, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản tổ chức triển lãm ảnh của mình lần đ

Tôi để cậu ấy đến bên em

Hình ảnh
Tôi để cậu ấy đến bên em vì cậu ấy chấp nhận đứng ở vị trí sau tôi... Niềm kiêu hãnh của cậu trai trẻ vì em mà không còn tồn tại. - Du à, chong chóng quay rồi kìa em. Em nhìn xem, có đẹp không? - Gió mát quá, thổi mạnh quá, chong chóng quay tít quá… Màu sắc hòa vào nhau, đẹp lắm đúng không em? - Du à, phía ngoài vuông cửa sổ này cơ mà. Nhìn đây, theo tay anh chỉ đây này. Đã thấy chưa em?... Du quay đầu sang phía ô cửa sổ, em dõi theo những cánh chong chóng quay. Vòng quay nhanh dần, sắc màu tụ lại thành những vùng loang loáng giữa ánh đèn neon dìu dịu. Mắt em sáng rực rỡ, niềm vui bật lên thành tiếng. Nụ cười hiền, rạng ngời khuôn mặt xanh xao: - Đẹp quá! Đôi tay gầy muốn nhoài ra phía cửa sổ, nhoài ra xa để nắm bắt lấy vật làm em thích thú kia. Nhưng, em bất lực. Cánh tay buông thõng xuống chiếc giường trải ga trắng. Đôi chân tội nghiệp hứng chịu những trận đòn. Em bật khóc. Em khóc giữa niềm vui chưa trọn vẹn… Tôi uể oải bước chân ra khỏi phòng bệnh. Nhìn thấy em đ

LỜI CỦA GIÓ

Hình ảnh
  Em buồn như ngọn cỏ Trong mưa ướt lặng thầm Muồn ngỏ lời cùng gió Mà e gió vô tâm. Muốn ấm lòng giọt nắng Chiều vắng mặt trời hồng Muốn cánh chim ở lại Chim bay về bên sông... Tình yêu là gì nhỉ Bắt ta chơi trốn tìm Hạnh phúc nào bình dị Mà rung hoài con tim? Em buồn và im lặng Đời chưa thôi mưa giông Cỏ đợi hoài tia nắng Mây vẫn bay khắp đồng. Bỗng gió về bên cỏ Lay rụng hết mưa buồn Gió đem lời quan họ Lật nghiêng trời mưa tuôn. Mây tan trời hửng nắng Ấm tình em trong chiều Nỗi buồn thành đất ẩm Thắm bao đời tình yêu. Cỏ bên trời xanh mượt Và đời em hết buồn Giọt lệ mừng loáng ướt Như đoá hồng ngày xuân. (Sưu tầm)

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 2 THÁNG 7

Hình ảnh
  Việt Nam * Ngày 2-7-1940 Nhật đơn phương đưa nhiều đơn vị giám sát tại các của khẩu Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Hải Phòng. Đây là những lực lượng vũ trang đầu tiên của Nhật Bản đặt chân lên Đông Dương tạo ra tiền đề cao cho sự can thiệp và chiếm đóng của phát xít Nhật. * Trong hồi ức của mình, đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại "Sau khi được giao là tổng chỉ huy quân đội Quốc gia, một hôm Hồ Chủ tịch bảo tôi: "Sẽ có một thanh niên về làm tham mưu". Người thanh niên ấy là đồng chí Hoàng Văn Thái". Đại tướng Hoàng Văn Thái quê tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia cách mạng từ hồi còn trẻ và được học tại trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Sau Cách mạng tháng Tám ông được Bác Hồ cử làm Tổng tham mưu trưởng quân đội quốc gia. Năm 1948 ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lúc làm lãnh đạo cơ quan tham mưu, lúc là chỉ huy chiến đấu. Ở cương vị nà

MỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG NGÀY 1 THÁNG 7

Hình ảnh
Việt Nam * Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1-7-1822, quê ở Tân Khánh, Bình Dương (Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Năm 1843 ông đỗ tú tài lúc 21 tuổi. Năm 1847 ông ra Huế học thêm để chờ khoa thi, bỗng nghe tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang, dọc đường về ông bị bệnh rồi mù đôi mắt. Từ ấy ông an phận ở Gia Định dạy học và nhân dân quen gọi ông là Đồ Chiểu. Khi Pháp xâm chiếm, ông lui về Bến Tre dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Ông làm văn tế "Vong hồn mộ nghĩa", thơ văn thương sót Trương Định, Phan Tòng và xót xa cái chết của Phan Thanh Giản. Ông có ba tác phẩm yêu nước là "Lục Vân Tiên", "Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp". Nguyễn Đình Chiểu không những là một nhà thơ mà còn là một chiến sĩ, một nhà văn hoá của nhân dân ta hồi cuối thế kỷ XIX. Ông mất ngày 3-7-1888. * Lợi dụng cơ

Ảnh lạ với kỹ thuật chụp 'tilt-shift'

Hình ảnh
Nhiều nhiếp ảnh gia thích sử dụng kỹ thuật 'tilt-shift' với cách xoay ống kính khi đang chụp để tạo ra những bức ảnh mà chủ thể trong ảnh có kích thước nhỏ hơn so với thực tế. Ảnh trên trang Isanetwist.  

Những mảnh ghép thời gian (1)

Hình ảnh
29.06.2011         Nhiều nhiếp ảnh gia ưa chuộng kỹ thuật chụp lại hình ảnh của các góc phố, công trình hiện đại rồi dùng phần mềm ghép chúng với hình ảnh xưa cũ, từng được chụp ở đúng góc đó. Những bức ảnh ghép thú vị giúp người xem hình dung lại quá trình phát triển của cuộc sống cũng như sự thay đổi của vạn vật. Ảnh trên Smashing Magazine.