Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn TẢN MẠN CUỘC SỐNG

Làng và nước mắt thời mở cửa

Hình ảnh
Nhà quê và về quê Phạm Quang Long Là trai nông thôn, học xong làm việc ở thành thị, lấy vợ là người Hà Nội, công việc, con cái ổn cả, nhà cửa chẳng sang trọng gì nhưng cũng đủ để sống một cuộc sống yên ổn mà sao những suy nghĩ về quê cứ luôn thấp thỏm trong tôi? Trước đây, thỉnh thoảng vợ và con vẫn đùa: "bố nhà quê lắm". Tôi hiểu, đó như một lời chê. Thì tôi vốn là người nhà quê, không quê sao được?.Dù xa quê đã lâu và thực sự, tôi đã là một tay nhà quê mất gốc nhưng cái chất quê, kiểu quê nó lặn vào máu tự bao giờ. Ẩn kín đến đâu rồi cũng có lúc cũng bật ra, gây khó chịu cho người khác bởi cái sự thiếu văn minh của mình. Ngày làm ở sở Văn hoá ở Hà Nội, tôi cứ nói đùa với các bạn là tôi đang " lấy nông thôn bao vây thành thị", đang " nhà quê hoá" đất kinh kỳ. Chả biết mình đã làm hỏng và phá đất thần kinh những gì do ngu dốt, kém cỏi...nhưng phải nói rằng chính những ngày này tôi mới có dịp nhận ra nhiều cái " nhà quê" vẫn

Làng phố

Hình ảnh
Ảnh minh họa. Nhà thơ Trần Đăng Khoa Ngay cái tên đã nhập nhằng rồi. Làng phố. Làng là làng. Mà phố là phố. Làng ở thôn quê. Còn phố nơi phồn hoa đô thị. Đấy là hai vùng địa giới, hai miền văn hóa hoàn toàn riêng biệt. Bây giờ, trong công cuộc đổi mới, đời sống cũng bắt đầu xuất hiện nhiều vẻ đẹp mới. Lại còn có cả những vẻ đẹp của sự nhập nhằng.  Ấy là cái làng quê của tôi. Cách đây chỉ chừng trên chục năm thôi, làng tôi dù không cách sông cách đò, nhưng vẫn có cảm giác như nó rất hẻo lánh, cô lẻ như một ốc đảo, dù không xa Hà Nội bao nhiêu, nếu tính theo đường chim bay. Ngày mưa, đường quê lụt lội. Làng có đám cưới, người ta phải dùng trâu để đón cô dâu. Bây giờ, cái làng heo hút ấy đã hoá thành đô thị rồi. Đường làng đổ bê-tông. Đêm đêm, những bờ tre, khóm chuối bỗng mỡ màng, óng nuột trong ánh sáng của những ngọn đèn đường. Làng đã có karaoke. Rồi cơm bụi. Rồi dịch vụ cưới xin. Rồi khách sạn, nhà nghỉ cao tầng lấp ló sau những gốc sung, bụi duối. Trống, nhạc xập xình. Nh

Mấy cái tệ trong lối dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm

Hình ảnh
Trần Đình Sử Thầy giáo là yếu tố quyết định của việc dạy học thành công. Hơn bất cứ nghề nào, nghề dạy học luôn luôn dòi hỏi người thầy giỏi, uyên bác, biết cập nhật thong tin. Dạy học yêu cầu đào tạo thế hệ công dân tương lai, cho nên người thầy phải là người có đạo đức, yếu thiết tha đất nước, tiếng nói dân tộc mình. Thầy biết yêu nhân dân, yêu quý và tôn trọng học trò. Thấy phải là người có trách nhiệm với công việc trồng người, không thể là kẻ ba hoa, dạy học qua quýt, chuộng thành tích hơn thực tế. Một người thầy có đủ phẩm chất là điều cần thiết để đảm bảo dạy hcj thành công. Tuy vậy khẳng định vai trò người thầy không có nghĩa là khẳng định phương pháp dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm. Phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung tâm có rất nhiều cái tệ, cái cũ, mà thiết nghĩ giời đây giáo giới Việt Nam vẫn chưa nhận ra hết. Trong bài này xin nêu lên vắn tắt năm cái tệ của nó. Thứ nhất là không hiểu đối  tượng dạy học và mục đích dạy học. Người ta hiểu học trò chỉ l

Con đường “bê-tông tre” giúp trẻ em đến trường không lấm lem bùn đất

Hình ảnh
Cứ đến mùa mưa lũ, những con đường ở các vùng quê nghèo lại trở nên lầy lội, khiến việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt với các em học sinh. Để cải thiện tình trạng này, một số người dân đã sáng tạo một con đường mới, giúp các em sạch bàn chân mỗi khi mưa về. Hình ảnh về con đường được làm bằng tre đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Điều làm nên sự khác biệt chính là một con đường “tre hóa” thay vì “bê tông hóa” như những con đường ở các thành phố hiện đại. Hình ảnh độc lạ này khiến nhiều người tỏ ra thích thú. Facebook-er D. A – người đăng tải những bức hình chia sẻ trên trang cá nhân:  “Để hưởng ứng đường sạch cho các em đi học được sạch sẽ, hôm nay nhân dân làm đường bê tông tre. Mong cho các em và nhân dân có được con đường đi tuy không được bê tông hóa, thì cũng sạch đôi bàn chân mỗi khi mưa về”. Những người phụ nữ đang tập trung lại và hăng say chẻ tre – (Ảnh: Facebook D.A) Ở một gia đình khác, tre cũng được chẻ mảnh rồi chất thành từng đống – (Ảnh:

Tết Trung Thu xưa và nay

Hình ảnh
Có thực sự còn Trung Thu với những loại như vậy... Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng 8  âm lịch , tại VN  mọi người  và đặc biệt là các trẻ em lại nô nức ăn  thêm một cái tết nữa-đó là  tết Trung Thu.  Trong đêm rằm,   các em được ba mẹ cho cầm lồng đèn đi rước ông trăng, được ăn bánh  nướng,  bánh dẻo.  N ăm nay tết trung thu rơi vào ngày 27 tháng 9 nhằm cuối tuần nên các trẻ em lại có nhiều cơ hội để vui chơi nhiều hơn, và đây cũng là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này,  C hân  N hư và cùng một số các bạn trẻ nhớ lại kỷ niệm một thời của họ vào ngày tết trung thu này  và cũng để xem Trung Thu ngày nay có gì hay hơn xưa. Chân Như:  Xin chào các bạn, chắc hẳn các bạn đây còn nhớ khi còn bé tí thì rất nao nức chờ được đến ngày này, và đặc biệt hơn là được ba mẹ mua cho chiếc lồng đèn, hoặc được ba mẹ làm lồng đèn cho để tối đi rước ông trăng. Các bạn có những kỷ niệm nào đặc biệt vào ngày này cùng chia sẻ với nhau nào? Kiều Mỹ:  em sống ở vùng quê, nên lễ cổ truyền được tổ chức

Người Việt cố giàu lên, để làm gì?

Hình ảnh
Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình. Qua những biểu đạt than phiền về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay báo chí, có thể thấy rằng không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển… nhưng chỉ trong tíc tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm. Người Việt rầm r

Về ngôi nhà 107 Trần Hưng Đạo - Một công trình văn hóa thời Pháp thuộc bị sập đổ

Hình ảnh
HNVC : Trưa 22.9.2015, ngôi nhà số 107 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội bông nhiên sập đổ khiến 2 người chết và nhiều người bị thương, nhiều nhà dân lân cận bị hư hại. Từ Paris, Tiến sĩ Trần Thu Dung cung cấp những tư liệu quý về ngôi nhà này. Ngôi nhà không địa chỉ. Trụ sở sinh hoạt của hội Tam Điểm chi nhánh «Tình Huynh Đệ Bắc kỳ» thuộc Đại Đông Pháp. Hè năm 2014, tôi mang cái ảnh về một ngôi nhà không có địa chỉ được in trên bưu ảnh đề « chi nhánh Hội Tam Điểm, Hà Nội » đi hỏi khắp nơi, nhưng không ai biết cái nhà này nằm đâu. Mấy tay lái taxi Hà Nội đều lắc đầu. Tôi gặp nhà báo Nguyễn Văn Ba hay viết về Hà Nội ông cũng chịu và đưa cho tôi cuốn về sách ảnh về phố phường Hà Nội, nhưng không có ảnh ngôi nhà này. Ông Ba khuyên tôi đi gặp cụ Hữu Ngọc giám đốc nhà xuất bản Thế giới may ra tìm được. Đến nhà xuất bản Thế giới, tôi kiên nhẫn ngồi chờ cụ Hữu Ngọc hơn một tiếng, vì biết cụ hơn 90 tuổi đi ra khỏi nhà phải phụ thuộc con cháu với hy vọng sẽ tìm được ngôi nhà này vì