Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn DIỄN ĐÀN

Từ Dallas, ‘Dòng Chuyển Của Âm Thanh’ khơi niềm hy vọng

Hình ảnh
DIỄN ĐÀN 09/04/2024 Đinh Yên Thảo -  VOA Nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Mở màn chương trình là tiết mục Dạ Cổ Hoài Lang rất độc đáo của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu qua giọng ca và tiếng đàn kìm của nghệ sĩ Chí Tâm, tiếng đàn bầu Hải Yến, ngón đàn tranh Lily Nguyễn và tiếng trống Ian Bùi. Đinh Yên Thảo -    VOA Những tràng pháo tay kéo dài sau mỗi màn trình diễn của các nghệ sĩ, cả khán phòng gần một ngàn khán giả im lặng, thả cảm xúc vào từng bản nhạc. Khó có thể diễn tả hết những cảm xúc lẫn lộn của mỗi khán giả đã theo dõi trọn vẹn một chương trình nhạc thính phòng dài hơn ba tiếng đồng hồ cho đến tận phút chót, mà theo lời Nhạc sĩ Lê Văn Khoa phát biểu trên sân khấu: "Lần đầu tiên trên thế giới" có một chương trình âm nhạc Việt Nam như vậy. Nghệ sĩ Ngọc Hà. Đó là không khí chung của đêm nhạc thính phòng "Dòng Chuyển Của Âm Thanh" (A Legacy of Sounds) được tổ chức tại trung tâm nghệ thuật Allen HS Performing Art Center vào tối thứ Bảy ngày 6 tháng Tư năm 2024 vừa qua, với sự trì

Phù Nam Techo: ‘Tiên trách kỷ, hậu trách nhân’

Hình ảnh
DIỄN ĐÀN 09/04/2024 Đinh Hoàng Thắng -  VOA Dự án Funan Techo Canal, sẽ là Con Kênh Lịch Sử của Vương quốc Cam Bốt 2024-2028 kết nối Cảng Phnom Penh ra tới Vịnh Thái Lan (Hình: Screenshot từ YouTube video của Cambodia Events)   Đinh Hoàng Thắng -  VOA g Cuộc ‘đại nhảy vọt’ của Hun Manet Ngày 1/4/2024, theo tờ Khmer Times, tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2024 (Boao Forum for Asia – BFA) vừa bế mạc trên đảo Hải Nam, Trung Quốc, ông Hun Sen, Chủ tịch Đảng Nhân dân (CPP) và bây giờ là Chủ tịch Thượng viện Campuchia, đã tìm kiếm sự hậu thuẫn quan trọng từ Trung Quốc liên quan đến dự án ‘Funan Techo’. Năm ngoái, hai tháng trước khi ‘truyền ngôi’ cho con trai, ông Hun Sen đã chủ trì cuộc họp nội các quyết định rằng, dự án hệ thống hậu cần và đường giao thông Tonle Bassac sẽ mang tên là ‘Kênh đào Funan Techo’ (Phù Nam Techo). Dịp tham dự BFA-2024 này, Chủ tịch Hun Sen còn được phía Trung Quốc thông báo về tiến độ của các dự án khác, gồm Cao tốc Phnom Penh-Bavet, Cao tốc Phnom Penh-Siem Reap, Cao

Nguyên nhân chính trường Việt Nam hỗn loạn

Hình ảnh
DIỄN ĐÀN 05/04/2024 Đặng Đình Mạnh (*) -  VOA Đến thời điểm ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư, chính ông đã ngang nhiên cho sửa đổi điều lệ, phá vỡ sự hạn chế nhiệm kỳ. Lúc này, công chúng choáng váng về hàng loạt tin đồn thật giả đầy hỗn loạn về các đảng viên cao cấp, như việc bạch hóa hồ sơ đảng viên cao cấp trót nhúng chàm vào tham ô, tham nhũng, hoặc tin đồn úp mở về việc hủ hóa, hối mại quyền thế để tư lợi… Đặng Đình Mạnh (*) Tính từ sau thời điểm ông Trần Đại Quang từ trần khi đang tại chức chủ tịch nước vào tháng 09/2018 cho đến nay (tháng 03/2024) là chưa đầy 6 năm. Lần lượt, đã có sự thay đổi nhân sự đến 7 lần đối với chức vụ chủ tịch nước, gồm: 1. Ông Trần Đại Quang (giữ chức vụ từ tháng 04/2016 - tháng 09/2018); 2. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh (tháng 09/2018 - tháng 10/2018); 3. Ông Nguyễn Phú Trọng (tháng 10/2018 - tháng 04/2021); 4. Ông Nguyễn Xuân Phúc (tháng 04/2021 - tháng 01/2023); 5. Bà Võ Thị Ánh Xuân (tháng 01/2023 - tháng 03/2023); 6. Ông Võ Văn Thưởng (tháng 03/2023

Tìm hiểu 'quan hệ Trung ương và Địa phương' ở Trung Quốc (từ 1949 đến nay)

Hình ảnh
DIỄN ĐÀN 05/04/2024 Ngô Tuyết Lan (*) -  VOA Câu hỏi đặt ra, hiện nay ĐCSTQ có thực chất đang quản trị toàn TQ hay chỉ trên hình thức, thực tế có phải đang xảy ra hiện tượng độc lập nhất định ở một vài địa phương, TƯ nói nhưng địa phương không nghe lời?   Các nhà nghiên cứu và quan sát cho rằng, thế giới đang chứng kiến sự tuột dốc không phanh của nền kinh tế Trung Quốc, chưa nhìn thấy đáy, nhưng chưa thấy tín hiệu hy vọng cho sự tăng trưởng trở lại trong thời gian tới. Ngô Tuyết Lan (*) Sau Đại hội 20 (ĐH20) của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tháng 10 năm 2022 với việc ông Tập Cận Bình (习近平) thay đổi Hiến pháp tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3 trên cương vị Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân uỷ trung ương. Ngay sau ĐH20, Trung Quốc cũng chấm dứt chính sách Zero Covid kéo dài hơn 3 năm khiến các hoạt động kinh tế xã hội tê liệt. Người dân Trung Quốc và giới quan sát quốc tế hy vọng kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi và Trung Quốc mở cửa trở lại với thế giới. T

‘Xã hội đồng giọng’ và những chỉ dấu…

Hình ảnh
DIỄN ĐÀN 29/03/2024 Đặng Đình Mạnh-  Diễn Đàn Trong một xã hội đồng giọng, nhân dân không lên tiếng, nhưng điều đó không có nghĩa là họ tán thành chế độ. Mục tiêu thiết lập xã hội đồng giọng là để bảo vệ sự độc tài của chế độ. Nhưng điều đó không phù hợp với nguyện vọng của dân tộc và lợi ích của đất nước. Đặng Đình Mạnh Chu Văn An, trung thần nhà Trần, người từng được tôn là bậc “Vạn thế sư biểu” (hiểu nôm na là người thầy của muôn thế hệ). Ông thường được nhắc đến với sự kiện dâng “Thất trảm sớ” cho hôn quân bấy giờ là vua Trần Dụ Tông để xin chém 7 kẻ nịnh thần. Không được vua chấp thuận, ông treo ấn từ quan về sống ẩn dật. Ngẫm xem, nếu tái thế vào thời nay, cái thời mà gian thần, loạn đảng sống nhung nhúc khắp xứ sở, nếu lại gởi một “Thất trảm sớ” hay một “Bách trảm sớ” đến chế độ, ông chẳng phải sẽ bị gọi là phản động, xếp vào đối tượng thế lực thù địch và cáo buộc tội danh hình sự “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 hay sao? Và “Thất trảm sớ” hoặc “Bách trảm sớ” chẳng p