Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP CHÍ

Kim Ngân, Kim Cự, và dòng người ra đi

Hình ảnh
Tân đại biểu quốc hội Võ Kim Cự và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Kim Ngân “ Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. “ Đó là lời tuyên thệ nhậm chức của bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào này 31 tháng 3 năm nay. Gần bốn tháng sau, ngày 22 tháng 7 bà lại tuyên thệ một lần nữa, với cùng một chức vụ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do đảng cộng sản điều khiển, các nhân vật đứng đầu phải tuyên thệ nhậm chức, đây cũng là lần đầu tiên mỗi người phải tuyên thệ hai lần sau hai lần chọn lựa giống nhau, của hai khóa quốc hội khác nhau. Ngay sau buổi tuyên thệ lần thứ hai bà Ngân trả lời báo chí về những phê bình chỉ trích chính phủ của dân chúng về chủ quyề

Trao đổi thư tín ngày 30.07.2016

Hình ảnh
Kỳ họp đầu tiên quốc hội khóa 14 hôm 20/7/2016. Courtesy quochoi.vn Mục thư tín ghi nhận tình hình ở Việt Nam trong tuần qua được cho là “có những sự bất ngờ” theo như nhận xét của nhiều khán thính giả và độc giả gửi về Đài RFA. Với họ, “sự bất ngờ” ở đây hàm ý rằng đất nước đang trong cảnh “dầu sôi lửa bỏng” nhưng dường như giới chức lãnh đạo Việt Nam vẫn “bình chân như vại” với những lời phát ngôn mà dư luận cho là “ngớ ngẩn”. Kêu gọi Hà Nội tiếp bước Manila khẳng định chủ quyền quốc gia Trong bối cảnh Philippines thắng kiện Trung Quốc liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông theo phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế-PCA, người dân Việt Nam kêu gọi Hà Nội hãy tiếp bước Manila để khẳng định chủ quyền quốc gia trước sự xâm hại ngày càng nghiêm trọng của Bắc Kinh. Tuy nhiên bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 tại Vientiane, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nói rằng đừng nhìn vấn đề như việc thắng hay thua, còn hay mất và nên làm mọi thứ để thú

Quan chức Việt khó xóa vết chàm Formosa

Hình ảnh
Ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch Hà Tĩnh, người đưa Dự án Formosa vào Vũng Áng. file photo Trận bão số 1 của năm 2016 thổi vào miền Bắc gây nhiều thiệt hại, cũng là lúc dư luận Việt Nam đang có một trận bão khác với mắt bão là ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch Hà Tĩnh, người đưa Dự án Formosa vào Vũng Áng. Trách nhiệm của toàn hệ thống Trong những ngày qua ông Võ Kim Cự đã bị truyền thông báo chí nhà nước vùi dập tàn tệ, dù cha đẻ của dự án Formosa rõ ràng không thể là người đơn thương độc mã trao cho Formosa 3.000 ha đất và mặt nước ở Vũng Áng trong thời hạn 70 năm, để thành lập Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương với vốn đầu tư 10 tỷ USD. Báo Tuồi Trẻ Online ngày 27/7 dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình nói rằng, vụ Formosa, trách nhiệm không chỉ cá nhân ông Võ Kim Cự, ông Cự không phải là người quyết định và một mình ông cũng không thể quyết định cho cả tổ chức, hệ thống, các bộ ngành.

Tính nghiêm minh và chuẩn mực của pháp luật Việt Nam (Phần 1)

Hình ảnh
Nguyễn Hoàng Tuấn (trái) và Ôn Thành Tân có mặt tại Tòa án Nhân dân Quận Thủ Đức vào sáng ngày 20 tháng 7 năm 2016.  Courtesy of baomoi.me Báo chí trong nước và mạng xã hội thời gian gần đây loan tải nhiều câu chuyện pháp luật thu hút sự chú ý của dư luận như: cú đá của cảnh sát giao thông, vụ xử án 2 trẻ vị thành niên ăn cắp bánh mì, bảo vệ chặn xe chuyển bệnh nhân… Người dân đặt ra nhiều câu hỏi về tính nghiêm minh và chuẩn mực của pháp luật hiện hành, trong đó cái lý và cái tình thể hiện ra sao. Đó cũng chính là đề tài của chương trình Diễn đàn bạn trẻ hôm nay, với sự tham gia của Minh Hiển, Trường Sơn và Quang Sơn. Tòa án Việt Nam rất cứng nhắc? Chân Như:   Câu hỏi đầu tiên, các bạn suy nghĩ gì khi đọc thấy tin hai trẻ vị thành niên bị toà án quận Thủ Đức, Sài Gòn tuyên phạt án tù chỉ vì đói quá, nên đã cướp ổ bánh mì chưa đầy 50 ngàn đồng. Cũng như các bạn còn nhớ về một câu chuyện bi hài tương tự xảy ra tại Hải Phòng: 4 thiếu niên đang học trung học đùa giỡn giật 1 mũ

Xử lý rác thải công nghiệp ra sao?

Hình ảnh
Một dòng sông ở Mexico bị ô nhiểm từ chất thải nhà máy. Ảnh chụp vào ngày 04 tháng 7 năm 2015. AFP photo Thảm họa môi truờng do hóa chất độc hại mà Formosa thải ra biển vẫn chưa lắng xuống, tin tức về chất thải chưa qua xử lý của nhà máy này đuợc tẩu tán đưa đi chôn lấp tại một số nơi trên đất liền lại nổi lên. Thực trạng đó cho thấy công tác xử lý chất thải công nghiệp độc hại tại Việt Nam lâu nay thế nào? Mời quí vị cùng theo dõi trong chuyên mục Khoa học- Môi truờng hôm nay. Thực trạng Mạng báo Nguời Đưa tin vào ngày 12 tháng 7 vừa qua loan tin nói qua nguồn tin do một người dân địa phương cung cấp thì phóng viên báo này phát hiện ra tình trạng hằng ngàn mét khối rác thải công nghiệp đuợc vận chuyển đến một trang trại giữa rừng tràm để chôn. Khối rác thải đuợc mô tả ‘đen kịt, bốc mùi nồng nặc’ đuợc đưa từ nhà máy Formosa Hà Tĩnh đến khu trang trại có tên Hoàng Trinh rộng hàng ngàn mét vuông ở vùng thượng Kỳ Trinh. Trang trại nằm cạnh thượng nguồn Sông Trí và đập tr

Chúng ta phải trả giá

Hình ảnh
Người Việt biểu tình chống Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 08 tháng 7 năm 2012. AFP photo Cái bóng Trung Quốc, cái bóng cộng sản Thảm họa môi trường Vũng Áng xảy ra hầu như cùng thời gian với phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông. Hai sự kiện lớn này phủ cái bóng lo ngại về Trung Quốc lên các trang blog tiếng Việt chưa biết chừng nào mới chấm dứt. Nói về cái bóng Trung Quốc phủ lên xã hội Việt Nam, luật sư Lê Luân viết rằng khi nho giáo, vốn là cái cốt lõi của văn hóa Trung Hoa, và tâm lý nô lệ của người Việt chưa chấm dứt thì cái bóng của Trung Quốc vẫn còn đè nặng Việt Nam. Một nhà nghiên cứu văn hóa Hán Nôm là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho rằng với cái rủi ro lịch sử lệ thuộc 1000 năm thì văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng lên Việt Nam là điều khó tránh, nhưng khi bàn về món tiền mà công ty Formosa hứa bồi thường cho Việt Nam sau thảm họa môi trường mà họ gây ra, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện viết rằng  K hông có một món tiền nào có thể mua đượ