100 năm miền Nam Việt Nam qua ảnh






Trong cái thời điên loạn như chiến tranh, chỉ có những kẻ điên mới là người tỉnh táo nhất.
Cách đây hơn hai tháng, chúng tôi đã bỏ ra một chút công sức và thời gian để tìm tòi, sưu tập và chú thích hơn 300 bức ảnh tạo thành một câu chuyện dài hơn một thế kỷ của miền Bắc Việt Nam

Bốn mươi năm đã trôi qua từ cái ngày lịch sử. Tôi không quan tâm bạn là ai, bạn đang sống ở đâu, bạn thuộc phe nào hay lý tưởng của bạn là gì. Những gì đất nước chúng ta đã trải qua đã đủ đau đớn, đủ mất mát để tiếp tục tranh cãi, chửi bới và đổ lỗi lẫn nhau. Những ngày này, hãy im lặng – dành chút thời gian đọc, ngắm những bức ảnh và cùng tưởng niệm cho những người đã ngã xuống, dù họ là ai…


Sài Gòn những năm 1880-90. Ảnh: Dieulefils. Nội thất Bưu điện trung tâm. Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Hai bức bản đồ trên tường cao là hai bản đồ lịch sử mang tên: Saigon et ses environs, 1892 và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936.

Sài  Gòn những năm 1880-90. Ảnh: Dieulefils – Trung đoàn bộ binh hải quân.

Sài Gòn những năm 1880-90. Ảnh: Dieulefils. Đây là Dinh Độc Lập, thời điểm trong ảnh được gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ (Palais du Gouverneur). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863.

Thảo Cầm Viên những năm 1900.

Ga xe lửa Sài Gòn (nằm sát bên Chợ Bến Thành) những năm 1900.

Trường Lasan Taberd, một trong sáu trường học do các sư huynh (Frere) thuộc dòng tu La San xây dựng cho các học sinh Việt Nam.


Sài Gòn 1929. Khách sạn Rotonde. Bên trái là khách sạn Majestic đang được xây dựng.

Đại khách sạn Rotonde những năm 1900. Đầu đường Catinat. Ảnh: Neurdein/Roger Viollet/Getty Images). Trên lầu Khách sạn La Rotonde này là văn phòng của công ty tàu biển Chargeurs Reunis mà Nguyễn Tất Thành đến xin làm phụ bếp trên tàu Latouche Tréville để đi qua Pháp năm 1911.

Bến xe kéo tay ở Sài Gòn những năm 1900. Ảnh: LL/Roger Viollet/Getty Images

Sài Gòn 1910. Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l’Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền.

Sài Gòn thập niên 1910. Bán tranh Tết. Ảnh: Haeckel collection/ullstein bild via Getty Images

Phố Tàu 1909. Đường Triệu Quang Phục.


Đài kỷ niệm Doudart de Lagrée tại đầu đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng), phía sau tượng Rigault de Genouilly, 1928.

Sài Gòn những năm 1920. Ngã ba kênh Tàu Hủ và rạch Ụ Cây. Ảnh: Leon Ropion

Cầu Malabars ở cuối đường Mạc Cửu, gần phía sau Chợ trung tâm (Chợ cũ) của Chợ Lớn, nối liền Chợ Lớn với bên Xóm Củi của Q8, cách cầu Chà Và sau này khoảng 50m. Đầu cầu bên Q8 nối vào đường Cần Giuộc. Ảnh chụp trong thập niên 1920.

Tòa án những năm 1920.


1929.


Sài Gòn 1919. Nay là vòng xoay hồ con rùa.

Khánh thành tháp nước Hồ Con Rùa những năm 1920.

Bên trong nhà ga Sài Gòn những năm 1920.


Bùng binh Chợ Sài Gòn.


Quảng trường Lam Sơn những năm 1920.



Sài Gòn những năm 1920. Đây là Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, hồi đó có tên Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là Tòa đô chánh Saigon, là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô. Từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.


Ảnh: Charles Peyrin. Bến đò chợ Thủ Dầu Một. Hiện chợ Thủ Dầu Một tọa lạc trên một vị trí tương đối bằng phẳng, nằm sát sông Sài Gòn và các con đường bao quanh chợ; phía Bắc giáp với đường Nguyễn Thái Học, phía Nam giáp đường Bạch Đằng, phía Tây giáp đường Đoàn Trần Nghiệp, Đông giáp đường Trần Hưng Đạo. Chợ là trung tâm có vị trí khá thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán.

Ảnh: Charles Peyrin. Cầu Sở Thú qua Thị Nghè những năm 1920-1930.



Ảnh: Charles Peyrin. Cầu Sở Thú qua Thị Nghè những năm 1920-1930.

Ảnh: Charles Peyrin



Chiếu phim dạo cho trẻ em, góc đường Trần Hưng Đạo – Bùi Viện.

Một hàng ăn bên trong nhà lồng chợ Gò Vấp, 1930.

Đường Catinat. Ngày nay là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế

1931.Trường nữ sinh An Nam.

Cảng Saigon và rạch Bến Nghé nhìn từ máy bay, 1931.



Sài Gòn tháng Mười, 1945. Ảnh: John Florea

Sài Gòn tháng Mười, 1945. Ảnh: John Florea

Sài Gòn tháng Mười, 1945. Ảnh: John Florea. Đường Catinat. Nay là Ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp

Cầu Kiệu (Phú Nhuận) – Sài Gòn tháng Mười, 1945. Ảnh: John Florea

Khách sạn Continental. Sài Gòn tháng Mười, 1945. Ảnh: John Florea



Sở Hỏa Xa. Sài Gòn tháng Mười, 1945. Ảnh: John Florea Ngày 9-8-1945 Mỹ ném quả bom nguyên tử xuống Nagasaki. Sau khi chấp nhận trên nguyên tắc đầu hàng vô điều kiện vào ngày 14-8-1945, nước Nhật đã chính thức đầu hàng vào ngày 2-9-1945, kết thúc Thế Chiến II. Hình trên chụp vào tháng 10/1945 khi Nhật đã đầu hàng, nhưng vì quân đồng minh do Anh chỉ huy không đủ người nên tạm thời vẫn sử dụng một số binh sĩ Nhật để đảm nhiệm việc canh gác giữ an ninh trật tự công cộng.

Sài Gòn tháng Mười, 1945. Ảnh: John Florea. Những người Việt Nam hoạt động dân chủ bị người Pháp bắt giam.



Sài Gòn tháng Mười, 1945. Ảnh: John Florea. Đường Hai Bà Trưng, Nhà thờ Tân Định.

Sài Gòn tháng Mười, 1945. Ảnh: John Florea. Đường Catinat.

Sài Gòn tháng Mười, 1945. Ảnh: John Florea. Xác người chết sau một trận đánh lộn trên phố trước cửa một cửa hàng cắt tóc.

Sài Gòn 1948. Xe bò trước cửa hàng bách hóa GMC – Grands Magazins Charner, sau này là Thương xá TAX.

Sài Gòn, tháng Bảy 1948 – Bên phải là tòa nhà Thương xá EDEN, thẳng phía trước là đường Lê Lợi. Trên cao là biển quảng cáo phim Tarzan. Ảnh: Jack Birns

Đường Catinat – Ngã tư Tự Do Lê Thánh Tôn. Ảnh trái: Tháng Bảy 1948, Jack Birns F chụp hai giáo sĩ Pháp đi phía trước lối vào Passage EDEN trên đường Catinat. Bên phải: tháng Ba, 1950, chụp bởi Carl Mydans. Cảnh sát điều khiển giao thông tại ngã tư Tự Do-Lê Thánh Tôn.

Nữ tù nhân, Sài Gòn 1948. Ảnh: JACK BIRNS

Trong một cửa hàng, Sài Gòn 1948. Ảnh: JACK BIRNS

Sài Gòn 1948. Áp phích tuyên truyền của người Pháp. Ảnh: JACK BIRNS

Sài Gòn, tháng Bảy 1948 – Binh lính Pháp ngồi café vỉa hè. Ảnh: Jack Birns

Sài Gòn 1948 – Những người đàn ông Việt ngồi như chim đậu trên hàng rào để xem đua ngựa vào ngày chủ nhật. Ảnh: JACK BIRN

Sài Gòn 1948. Ảnh: JACK BIRNS

Bến xe ngựa – xe lam Gia Định.

Sài Gòn 1950, đại lộ Hàm Nghi. Ảnh: Carl Mydans

Đường Tôn Thất Đạm, Chợ Cũ. Ảnh: Lee Baker Collection. Bảng hiệu góc trên bên trái ghi là “Đại lộ Hàm Nghi” nhưng đây là đường Tôn Thất Đạm, ngay góc Hàm Nghi-Tôn Thất Đạm.

Xe thu gom rác. Ảnh: Lee Baker

Sài Gòn 1950. Sĩ quan Pháp ngồi trên xích lô máy. Ảnh: Harrison Forman

Phương tiện giao thông Sài Gòn những năm 1950. Ảnh: Harrison Forman

Sài Gòn, tháng Tư 1950. Lễ Quốc khánh.

Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans

Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans

Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans

Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans

Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans. Bến xích lô máy chợ Bến Thành. Một phương tiện di chuyển tương đối rẻ tiền tại Sài Gòn là xe xích-lô máy, thông thoáng dưới ánh nắng nóng nực của thành phố so với cung cách ngồi xe Taxi Renault 4CV không có máy điều hoà không khí, với tiếng nổ của động cơ 2 thì dùng xăng pha nhớt nhả khói – là hình ảnh đặc biệt khó quên của Sài Gòn trước năm 1975. Đa số kiểu xe được sử dụng tại Sài Gòn (như trong hình) là kiểu Triporteur Peugeot 55 TN với động cơ 125cc – thoạt đầu được sử dụng để vận tải hàng hoá nhưng sau đó được biến cải thành xe xích-lô máy.

Sài Gòn 1950. Đồn cảnh sát.

Sài Gòn 1950.

Sài Gòn 1950.

Sài Gòn 1950.

Sài Gòn 1950.

Sài Gòn 1950.

Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans

Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans

Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans. Kiểu ngồi đặc trưng của nhiều người Việt xưa – ngồi xổm.


Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans

Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans

Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans

Thêm chú thích

Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans

Sài Gòn 1950. Ảnh: Carl Mydans

Áp phích kêu gọi nhập ngũ 1952.

25-10-1956. Tranh cổ động tuyên truyền tâm lý chiến tại miền Nam Việt Nam.

Việc tuyên truyền tâm lý vào thời điểm kết thúc cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất năm 1954. Rất nhiều người được biết rằng một trong những cách mà Hoa Kỳ khởi sự hỗ trợ cho miền Nam Việt Nam vào năm 1954 là bằng tuyên truyền chiến tranh tâm lý. Nhân vật Edward Lansdale là người thường được cho là gắn liền với nỗ lực đó, và việc lôi cuốn người dân miền Bắc di cư vào Nam trong “Chiến dịch Sang Phía Tự Do (Operation Passage to Freedom) là một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông. Những hình ảnh và phim tài liệu về “Operation Freedom (Chiến dịch Tự Do) đã được xuất bản và phổ biến từ nhiều năm nay. Bên cạnh đó, hầu như ít được biết đến, là những tranh cổ động tuyên truyền cho cuộc di cư vào Nam, được thực hiện bởi những chuyên viên tâm lý chiến của Mỹ vào thời kỳ đó. Những tranh cổ động này hiện được lưu giữ tại Kho lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ (US National Archives), thuộc sêri “Tranh Cổ động Tuyên truyền sử dụng tại Châu Á, Mỹ Latin và Trung Đông, khoảng 1950-1965”

05.11.1955. Rạp Nguyễn Văn Hảo. Đại diện các đảng phái tại miền Nam họp thống nhất ý kiến truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và thành lập chính thể Cộng Hòa tại Nam Việt Nam. Tướng Nguyễn Thành Phương, một lãnh đạo quân sự của giáo phái Cao Đài và các thành viên của một “Ủy ban Cách mạng Quốc gia,” phát biểu trước dân chúng tại Sài Gòn. Cùng với 19 thành viên khác của Ủy ban, Tướng Phương đòi hỏi vị Quốc tưởng hiện vắng mặt của Nam Việt Nam là Hoàng đế Bảo Đại phải bị truất phế và yêu cầu thành lập một chế độ cộng hòa tại Nam Việt Nam. Nhóm này cũng yêu cầu các lực lượng quân đội Pháp nhanh chóng rút khỏi miền Nam Việt Nam.

SAIGON 1955 - Saturday Revolution Scenes - by Howard Sochurek
Sài Gòn 1955. Sau khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, các lực lượng không thuộc Việt Minh rút về kiểm soát lãnh thổ phần phía nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam. Trái ngược với tình hình chính trị dưới sự kiểm soát duy nhất bởi Việt Minh ở miền Bắc, tình hình miền Nam trở nên biến động do sự tranh chấp của nhiều đảng phái với chính phủ Quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Ngô đình Diệm đứng đầu. Quân viễn chinh Pháp với lực lượng 36.000 quân đã rút hết về phía nam vĩ tuyến 17 thì ngấm ngầm ủng hộ các đảng phái và lực lượng quân sự chống đối chính phủ liên tục gây ra các hành động gây hấn khiến xã hội càng thêm phân hóa. Ba nhóm lớn công khai chống đối là Bình Xuyên chủ yếu ở Sài Gòn, Cao Đài ở miền Đông Nam phần và Hòa Hảo ở miền Tây. Tháng 3 năm 1955, ba nhóm này thành lập Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia, gây áp lực đòi Thủ tướng Ngô Đình Diệm phải cải tổ nội các và giao một số chức vụ quan trọng trong chính phủ cho họ. Với quan điểm cứng rắn và nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền Mỹ, Thủ tướng Ngô Đình Diệm quyết định thanh trừng và giải tán các lực lượng vũ trang không thuộc chính phủ. Quốc trưởng Bảo Đại thì không muốn giải tán các nhóm chính trị và vũ trang ủng hộ mình, ngược lại, còn gây áp lực buộc Thủ tướng thỏa hiệp với mọi phe phái. Nhận được sự ủng hộ về hình thức của Quốc trưởng, Mặt trận gửi tối hậu thư ngày 21 tháng 3, hẹn trong 5 ngày phải có kết quả. Chính phủ Ngô Đình Diệm không nhượng bộ và các nhóm lập tức lấy cớ đó để gây xung đột vũ trang, mà khởi đầu là cuộc chiến tranh ngắn ngày giữa quân đội Bình Xuyên và quân chính phủ ngay giữa đô thành Sài Gòn. Ngày 29 tháng 4 năm 1955, sau khi trấn áp và trục xuất được quân Bình Xuyên khỏi Sài Gòn, Ngô Đình Diệm đã cho triệu tập các đoàn thể chính trị ủng hộ mình để làm hậu thuẫn, gồm 18 đoàn thể và hơn 30 nhân sĩ tên tuổi của miền Nam. Hội nghị các đoàn thể này đã chính thức ra tuyên ngôn thành lập một tổ chức chính trị lớn thống nhất với danh xưng Ủy ban Cách mạng Quốc gia. Ảnh: Howard Sochurek

Sài Gòn 1955. Ảnh: Raymond Cauchetier

Sài Gòn 1955. Ảnh: Raymond Cauchetier

Sài Gòn 1955. Ảnh: Raymond Cauchetier

Sài Gòn 1955. Ảnh: Raymond Cauchetier

Hội chợ đêm, góc ngã tư Nguyễn Huệ & Lê Lợi (1955).

Sài Gòn 1955.

1956.

Quy Nhơn 1956.

1956.

1956. Không ảnh khu vực Quận 1, ngay góc dưới bên trái là xưởng Ba Son với ụ sửa chữa tàu.

Tây Ninh 1956 – Tòa Thánh Cao Đài.

1956. Không ảnh khu vực Quận 5 Chợ Lớn, nhìn thấy cầu Quới Đước và cầu Ba Cẳng. Con rạch trong hình là rạch Bến Nghé, cầu 3 cẳng ở gần khoảng giữa hình.

Sài Gòn 1956 – Lăng Ông. Lăng Ông Bà Chiểu, nói vắn tắt là lăng Ông, có tên chữ là Thượng Công miếu. Đây là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832); hiện tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Sài Gòn 1956 – chợ An Đông. Mặt trước chợ trên đường Hồng Bàng. Mặt sau quay ra đường Hùng Vương. Bốn góc chợ đều có dãy nhà phố giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn mặt trước với mặt sau.

Sài Gòn 1956 – trụ sở Quốc Hội thời Đệ nhất Cộng Hòa.

Sài Gòn 1956.

Sài Gòn 1956 – Kênh nước đen. “Ai đổ rác bị đi thưa lính” – ngày xưa hình như bị đi thưa lính là việc động đến lòng tự trọng khá lớn.

Sông Sài Gòn 1968. Có lẽ là rạch Bến Nghé. Ảnh từ Richard C. Harris, Jr. Collection

1958. Góc Hai Bà Trưng-Nguyễn Siêu, phía sau Quốc Hội. Ảnh: Richard C. Harris, Jr. Collection

1958. Đường Tổng Đốc Phương. Phía bên phải là ngã tư TĐP-Đồng Khánh. Ảnh: Richard C. Harris, Jr.

1958. Cây xăng góc Hai Bà Trưng – Trần Cao Vân. Ảnh: Richard C. Harris, Jr.

Cuộc sống bên sông Sài Gòn. Ảnh: Richard C. Harris, Jr.

Thư viện trực thuộc cơ quan thông tin Hoa Kì. Góc Hai Bà Trưng-Gia Long. Ảnh: Richard C. Harris, Jr.

1960.

3.3.1960. Chưa bao giờ đường Lê Lợi nhiều áo dài như trong hình này. Phụ nữ diễu hành nhân ngày Quốc tế phụ nữ.

Nữ sinh Gia Long 03.03.1960 đi diễu hành nhân ngày Quốc tế phụ nữ.

Phụ nữ diễu hành nhân ngày Quốc tế phụ nữ.
1961 – Rạch Bến Nghé – Bến Chương Dương.
Một lương y đứng mỉm cười tại quầy của mình, bán bột đá và các loại trà chữa bệnh. 1961, Chợ Lớn.

Sài Gòn 10.10.1961. Cô gái chạy xe Vélo Solex. Ảnh: Wilbur E. Garrett. Đây là đường Tôn Đức Thắng, khúc giữa Nguyễn Huệ và Hotel Majestic, trước 1975 là đường Bến Bạch Đằng. Nói đến xe gắn máy thì chắc là mọi người sống tại miền Nam trước đây đều biết đến xe Mobilette. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên hãng Motobécane của Pháp, chế tạo ra chiếc Mobylette, đương nhiên là hiện diện trên thị trường Việt Nam. Sau này người ta nghĩ đến việc gắn động cơ vào xe đạp thành xe Velosolex. Vì cách sử dụng giản dị, trọng lượng nhẹ nhàng nên các xe Mobylette, Vélosolex thông dụng trong giới sinh viên, học sinh và phái nữ.

10.10.1961. Bến Bạch Đằng. Ảnh: Wilbur E. Garrett.

10.10.1961. Ảnh: Wilbur E. Garrett. Ở một hạng cao hơn là các xe scooter của Ý : Vespa, Lambretta. Các xe scooter này vì lòng máy lớn hơn 50 cc, nhỏ nhất là 125 cc hoặc 150 cc hoặc 200 cc tùy theo kiểu, nên không còn được xếp vào loại vélomoteur. Người sử dụng phải trên 18 tuổi và phải có bằng lái. Vì thế, những người đi xe Vespa, Lambretta thường là ở tuổi trung niên và có đời sống cũng tương đối khá vì xe scooter đắt hơn.

Thanh Nữ Cộng Hòa 1961. Ảnh: Howard Sochurek. Phong Trào Thanh Niên Cộng Hoà dưới quyền lãnh đạo của Ngô Ðình Nhu và Thanh Nữ Cộng Hoà cùng với Phong Trào Phụ Nữ Liên Ðới dưới sự chỉ đạo của bà Ngô Ðình Nhu. Chính quyền Ngô Ðình Diệm nghĩ rằng hai tổ chức Thanh Niên và Thanh Nữ Cộng Hòa, riêng con số đoàn viên Thanh Niên Cộng Hòa trên toàn quốc cũng đã lên đến trên một triệu người, là nòng cốt của chế độ, tuy nhiên đến khi quân đội làm đảo chính vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 thì không hề thấy một anh Thanh Niên hay một chị Thanh Nữ Cộng Hòa nào đứng ra ủng hộ chính quyền của Diệm cả!

Thanh Nữ Cộng Hòa 1961. Ảnh: Howard Sochurek
Sài Gòn 1956

1961. Ngã tư Hàng Xanh, xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa vừa mới xây dựng. Ảnh: Wilbur E. Garrett



Sông Sài Gòn 1961.

1961. Ngã tư Tự Do – Nguyễn Văn Thinh.

Ảnh: Jack Garofalo. 1961. Chợ Lớn.

Sài Gòn 1961.

Lễ Hai Bà Trưng năm 1961.

Ảnh: Herb Mesler

Nhà hàng Kim Sơn góc Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực 1961

Đền Kỷ Niệm trong Thảo cầm viên, 1961. Ảnh: Janice’s Grandma

ĐÀ LẠT 1961. Ảnh: Wilbur E. Garrett. Nông dân đang tưới phân bón cho bắp cải.
ĐÀ LẠT 1961. Ảnh: Wilbur E. Garrett. Quân nhu Mỹ đang kiểm tra thu mua hành tây.

NHA TRANG 1961. Quân Việt Nam Cộng Hòa đang giao chiến với du kích Bắc Việt.

1961. Băng-rôn quảng cáo phim Aladdin và chúc mừng tổng thống Mỹ John F. Kennedy nhậm chức, Nha Trang.

Nha Trang 1961.

Sài Gòn 1961 – Cô gái đội nón bài thơ. Ảnh: Wilbur E. Garrett

CẦN THƠ 1961 – Khu vực Ngã Bảy Phụng Hiệp. Ảnh: Wilbur E. Garrett

Gần MỸ THO 1961 – Ảnh: Wilbur E. Garrett

VĨNH LONG 1961 – Ảnh: Wilbur E. Garrett. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm và Giám mục Ngô Đình Thục tại lễ khánh thành phi trường Vĩnh Long.

Chợ Lớn, 1961. Ảnh: Jack Garofalo

Chợ Lớn, 1961. Ảnh: Jack Garofalo

Chợ Lớn, 1961. Ảnh: Jack Garofalo

Chợ Lớn, 1961. Ảnh: Jack Garofalo

Chợ Lớn, 1961. Ảnh: Jack Garofalo

Chợ Lớn, 1961. Ảnh: Jack Garofalo

Vụ đánh bom Dinh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa năm 1962 là một vụ tấn công bằng không quân ngày 27 tháng 2 năm 1962 do hai phi công tên là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện. Mục đích của cuộc tấn công là nhằm ám sát Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm và gia đình cùng những người tham gia triều chính, trong đó có cố vấn Ngô Đình Nhu. Cử là con trai thứ hai của Nguyễn Văn Lực, một lãnh đạo của Đại Việt Quốc dân đảng, một đảng dân tộc đối lập với chế độ Ngô Đình Diệm, người mà trước đó đã bị Diệm bỏ tù một thời gian ngắn vì các hoạt động chống đối chính phủ[4]. Họ đã lên kế hoạch cho Cử và Quốc, người của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tấn công Dinh Độc Lập vào ngày 27 tháng 2,

Bà Nhu đi khảo sát hiện trường vụ đánh bom.

Vụ đánh bom Dinh Độc Lập, tháng Hai 1962. Ảnh: Douglas Pike

Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, (1897 – 11 tháng 6 năm 1963) là một hòa thượng phái Đại thừa, người đã tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Tấm ảnh chụp hòa thượng tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne đã giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 nhờ một bức hình chụp cảnh Thích Quảng Đức tự thiêu, và nhà báo David Halberstam, một người sau được trao giải Pulitzer, cũng đã có bản tường thuật sự kiện.

Bay xuyên qua các cánh rừng rậm vào chiều tà, những chiếc máy bay C-123 của Hoa Kỳ âm thầm rải chất độc màu da cam để làm rụng lá cây rừng nhằm triệt tiêu chỗ ẩn nấp của quân du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam, làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp. Ngoài tác hại cho môi trường, hóa chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người Việt, thậm chí tới nhiều thế hệ sinh ra sau chiến tranh. Ảnh: Horst Faas

Sài Gòn, 1964 – Làm mắm. Ảnh: Lonnie M. Long

Sài Gòn.

Bãi đậu xe Vespa trước Thương xá EDEN.

Rạp chiếu bóng Casino ở Sài Gòn. Dần tới ngã tư Lê Lợi – Pasteur, ngay góc đường bên tay trái là rạp Casino Sài Gòn. Đây là một rạp chiếu phim hạng B thường chiếu nhiều phim chưởng Hồng Kông, phim võ thuật rất hay. Đây là thời của Khương Đại Vệ, Địch Long, Lý Tiểu Long…

Phá lấu.

Các bác tài xế xích lô máy.

Sân bay Tân Sơn Nhất. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (trước đây được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt) là cảng hàng không quốc tế ở miền Nam Việt Nam. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850 hađứng đầu về mặt công suất nhà ga (với công suất từ 15-17 triệu lượt khách mỗi năm – quá tải khi lượng hành khách lớn hơn 25 triệu khách/năm, so với công suất hiện tại của sân bay Nội Bài là 6 triệu, Sân bay Đà Nẵng là 3 triệu) và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam. Sân bay được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất là vào năm 1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày. Năm 1938 Pháp cho thành lập Sở Hàng không Dân dụng. Năm 1956 Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3000 m, bằng bê tông. Trong khi đó sân bay do Pháp xây dựng năm xưa dài hơn 1500 m, bằng đất đỏ. Trong Chiến tranh Việt Nam, sân bay là căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng hoà.


Nữ sinh 1963

Phường Đa Kao.

Nước mía, 1965.

Bán thiệp Giáng sinh và năm mới.

Bán khô mực đầu đường Tự Do, gần nhà thờ Đức Bà.


Áp phích Bán rẻ MÁY THU THANH (25-8-1964)
Tạp chí du lịch SAIGON ROUND UP. 13.08.1965



Tạp chí du lịch Sài Gòn Round Up 16-23, tháng Hai 1962.

Bà Nhu (1963), tên thật Trần Lệ Xuân (22/8/1924- 24/04/2011), cũng thường được biết đến là bà Ngô Đình Nhu, là một gương mặt then chốt trong Chính quyền Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng hòa cho đến khi anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị lật đổ và ám sát năm 1963. Trần Lệ Xuân sinh tại Hà Nội, cũng có tài liệu nói sinh tại Huế. Mẹ là bà Thân Thị Nam Trân, là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại, cha của bà là luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu. Ảnh: John Leongard

Bà Nhu, 1963. Ảnh: John Leongard

Ảnh: John Leongard

Mặt tiền của rạp REX, khánh thành năm 1962 và là rạp chiếu phim hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó. Ảnh: lparkes, tháng Mười 1964.

Xử bắn tại “pháp trường cát”. Năm 1965, tình hình Miền Nam Việt Nam hết sức rối ren, các cuộc đảo chính, biểu tình và tấn công vũ trang diễn ra thường xuyên. Cùng với điều đó là nạn đầu cơ, lũng đoạn thị trường của giới thương gia. Trước tình hình này, chính quyền VNCH đã dựng lên phía trước chợ Bến Thành một pháp trường để hành quyết công khai các phạm nhân nhằm mục đích răn đe. Trong ảnh trên ba phạm nhân bị xử bắn cùng lúc vì ba tội khác nhau. Ảnh: Bettmann/CORBIS

Hoạt động của pháp trường đã bị truyền thông quốc tế lên án mạnh mẽ, buộc chính quyền phải dẹp bỏ nó sau một thời gian.

Bên trong thương xá TAX, 1965.

1965. thương xá TAX.

1965, thương xá TAX

Chính biến 1.11.1963 chấm dứt một giai đoạn của nền Cộng Hòa tại Việt nam. Sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị các tướng lãnh trong quân đội lật đổ thì một giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo ở Việt Nam Cộng hòa đã diễn ra liên tục suốt từ tháng 11.1963 cho đến tháng 6 năm 1965. Trong đó phải kể đến vụ đảo chính tháng Hai bất thành năm 1965 do đại tá Phạm Ngọc Thảo khởi xướng.

Thêm chú thích

Sài Gòn đảo chính 1965. Ngã tư Phú Nhuận.

1965. Đầu đường Hai Bà Trưng. Ảnh: Robert W Kelley. Quân đảo chánh bao vây chiếm dinh Thủ tướng Nguyễn Khánh trong khu vực bộ tư lệnh Hải Quân cạnh Quảng trường Mê Linh, nhưng ông ta đã trốn được, và rồi sau đó cũng bị ép từ chức và buộc đi sống lưu vong ở nước ngoài từ tháng 2-1965.

Đảo chánh 1965 – Đại tá Phạm Ngọc Thảo, người cầm đầu cuộc đảo chính bất thành ngày 19-2-1965 (nhằm lật đổ chính quyền Nguyễn Khánh) – Ảnh: Chin Kah Chong

Sài Gòn 1965 – Ngã tư Phú Nhuận. Ảnh: Wilbur E. Garrett. Xe tăng của phe đảo chánh rầm rập tiến vào Sài Gòn qua ngã tư Phú Nhuận. Đây là cuộc đảo chánh chống lại tướng Nguyễn Khánh ngày 19/2/1965 do Đại tá Phạm Ngọc Thảo tổ chức và tướng Lâm Văn Phát chỉ huy.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Những vụ tấn công vào đô thị Miền Nam trong chiến tranh Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi các lực lượng đặc công và du kích của Quân giải phóng Miền Nam ở các căn cứ vùng ngoại ô, phối hợp với các đơn vị biệt động thành hoạt động bí mật trong thành phố, hoặc các tổ chức ngoại vi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP) chủ yếu gây bất ổn tại miền Nam. Ngày 3003.1965, 3 thành viên của MTDTGPMN, trong đó có Bảy Bê (một biệt động nổi tiếng) phối hợp đánh bom Tòa Sứ quán Mỹ tại đường Hàm Nghi. 22 người trong đó có 19 người Việt, 2 nhân viên Mỹ và một người Philippin bị thiệt mạng, 83 người khác bị thương, trong đó có phó đại sứ Mỹ A. Johnson.

Sài Gòn 1965. Ảnh: Robert Gauthier

Sài Gòn 1965. Ảnh: Robert Gauthier

Lính Mỹ và Việt Nam Cộng hòa lúc sáng sớm. Ảnh: Horst Faas. Trận Bình Giã là trận đánh chính nằm trong Chiến dịch Bình Giã xảy ra vào cuối tháng 12 năm 1964 tại địa bàn làng Bình Giã, tỉnh Phước Tuy, cách Sài Gòn 67 km, giữa Quân giải phóng miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa với cố vấn Mỹ chỉ huy. Lúc xảy ra trận đánh, Bình Giã có độ khoảng 6.000 dân, phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa di cư từ miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Đây là trận đánh quan trọng trong chiến dịch Bình Giã do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động.

18.07.1965. Hậu cần của quân lực Việt Nam Cộng hòa đi vòng qua một cây cầu đã bị phá hủy. Ảnh: Eddie Adams

Bình Dương. 1965-66 – Ảnh: Jim Moore

Sài Gòn 1965-66 – Những cô gái thích ăn quà. Ảnh: Jim Moore

Bình Dương 1965-66. Ảnh: Jim Moore

Sài Gòn 1965-66 – Rạch Cầu Bông. Ảnh: Dale Ellingson

Sài Gòn1966 – Ảnh: Donald F. Harrison Collection – Vietnam Center and Archive

Sài Gòn 1965-66 – Đường Nguyễn Văn Thinh, góc Tự Do-Nguyễn Văn Thinh. Ảnh: Dale Ellingson

Sài Gòn 1965-66 – Cầu sắt bộ hành đường Gò Công nhìn từ cầu Palikao. Ảnh: James Kidd Collection

Phan Thiết 1965. Ảnh: John Hansen. Phần lớn các xưởng nước mắm tại khu vực này đều nằm gần con sông.

Phan Thiết 1965 – Con đường chính chạy xuyên qua thị trấn. Ảnh: John Hansen

Phan Thiết 1965 – Một ngôi trường Trung học. Ảnh: John Hansen

Sài Gòn 1965 – Đường Lê Lợi. Ảnh: Robert Gauthier

Sài Gòn 1965. Ảnh: Robert Gauthier

Sài Gòn 1965. Ảnh: Robert Gauthier. Sở thú.

Sài Gòn 1965. Ảnh: Robert Gauthier

Sài Gòn 1965. Ảnh: Robert Gauthier

Sài Gòn 1965. Ảnh: Robert Gauthier. Đám tang đi qua trước tiệm thực phẩm Thái Thạch, đường Tự Do.

Sài Gòn 1965. Ảnh: Robert Gauthier. Dinh Thủ Tướng ĐL Thống Nhất.


Sài Gòn 1965. Ảnh: Robert Gauthier. Ki-ốt bán hoa đường Nguyễn Huệ

Nem nướng. Sài Gòn 1965. Ảnh: Robert Gauthier

Chợ Tôn Thất Đạm 1965. Sài Gòn. Ảnh: Robert Gauthier

Sài Gòn 1965 – Ảnh: Wilbur E. Garrett. Hai người đàn ông cố gỡ xe máy ra khỏi dây thép gai.

Sài Gòn 1965 – Ảnh: Wilbur E. Garrett

Sài Gòn 1965 – Ảnh: Wilbur E. Garrett. Hai người đàn ông cố gỡ xe máy ra khỏi dây thép gai.

Sài Gòn 1965 – Ảnh: Wilbur E. Garrett

Sài Gòn 1965 – Ảnh: Wilbur E. Garrett. UH-1 Iroquois là loại máy bay trực thăng do hãng Bell chế tạo. Đây là loại trực thăng quân sự đa năng, nổi tiếng vì được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Nó thường được biết dưới tên (dùng trong thủy quân lục chiến Mỹ) là Huey.

Buồn bã và lo lắng, nhiều người Mỹ rời Việt Nam trở về quê hương trong chuyến bay qua Thái Bình Dương.

1965. Quân lực Việt Nam Cộng hòa tặng huân chương cho các lính Mỹ tử trận.
Sài Gòn 1965 – Ảnh Wilbur E. Garrett. Một thương binh bị mất một cánh tay trong trận đánh ở miền Tây.

1965. Ảnh: Lawrence V. Smith Collection

1965. Ảnh: Lawrence V. Smith Collection
Nếu như bức ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer đầu tiên về chiến tranh Việt Nam là tác phẩm của nhiếp ảnh gia huyền thoại Horst Faas, phóng viên ảnh của hãng thông tấn AP (Associated Press). Bức ảnh chụp ngày 19/3/1964, ghi lại cảnh một người dân Việt Nam ôm xác con trong khi toán lính biệt kích của quân lực Việt Nam Cộng hòa nhìn xuống từ xe thiết giáp. Đứa trẻ đã bị chết khi quân Sài Gòn truy đuổi du kích của mặt trận giải phóng miền Nam trong một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Bức ảnh đã đoạt giải Pulitzer năm 1965. Thì đến năm 1966, đề tài chiến tranh Việt Nam tiếp tục giành giải thưởng danh giá của Pulitzer. Đó là bức ảnh của phóng viên Kyoichi Sawada, hãng thông tấn UPI (United Press International) ghi lại cảnh một bà mẹ Việt Nam cùng 4 đứa con lội qua một dòng sông ở Bình Định để chạy trốn khỏi những cuộc không kích từ máy bay Mỹ. Bức ảnh được chụp trong năm 1965.

Một trực thăng nâng một lính Mỹ bị thương trên một cán tải thương trong chiến dịch Thành phố Bạc ở Việt nam, ngày 13 tháng ba năm 1966.

Những hố bom đầy nước từ các cuộc tấn công của B-52 vào các vị trí nghi có du kích của mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam trên những ruộng lúa và vườn cây phía Tây Sài Gòn, 1966. Những người nông dân từng canh tác trên cánh đồng đã rời bỏ phần lớn khu vực này. (AP Photo/Henri Huet)

Trẻ con bán mía ghim.

Sài Gòn thời đó có bốn trường nữ trung học công lập, đó là:
1) Gia Long (sau 1975 bị cải tên thành Nguyễn thị Minh Khai)
2) Trưng Vương, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (gần Thảo Cầm Viên)
3) Lê Văn Duyệt, gần Lăng Ông, khu chợ Bà Chiểu
4) Sương Nguyệt Ánh, đường Minh Mạng.

1967. Nữ sinh trường Quốc Gia Nghĩa Tử. Quốc gia nghĩa tử là tên gọi nhóm các trẻ em vị thành niên có phụ huynh là quân nhân trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã chết trận trong cuộc chiến Việt Nam sau được chính phủ chiếu cố giúp đỡ. Trọng tâm của chính phủ là trợ giúp việc giáo dục trong hệ thống trường Quốc gia nghĩa tử.

1967. Nữ sinh trường Quốc Gia Nghĩa Tử

1967. Áo dài và nón lá. Ảnh: Henk Hilterman
Mấy cậu bé tò mò trước máy ảnh, 1967
1967
Trẻ em những năm 1967.
Sài Gòn 1965. Ảnh: Wilbur E. Garrett
Đồng Xoài – Bức ảnh Horst Faas chụp tháng 6/1965, ghi lại cảnh một gia đình thường dân sống sót sau trận chiến kéo dài 2 ngày đêm ở Đồng Xoài. Trận Đồng Xoài hay Đợt II Chiến dịch Đồng Xoài là một trận đánh do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, mà phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cũng gọi là Việt Cộng, trong thời kỳ chiến dịch Đông-Xuân năm 1965. Đây là trận lớn nhất trong giai đoạn này của Chiến tranh Việt Nam.
Trẻ em trong bệnh viện, 1967
1969.
Sài Gòn 1966.
Cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiện năm 1966 nhằm soạn thảo một hiện pháp mới cho miền Nam, và chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vào năm sau, 1967. Theo hiến pháp mới, miền Nam có Quốc Hội lưỡng viên, và Tổng thống có nhiệm kỳ 4 năm.
Trẻ em bị cụt chân, 1967.
Sài Gòn 14.07.1965 – phi trường Tân Sơn Nhứt
Sài Gòn 14.07.1965 – phi trường Tân Sơn Nhứt
Sài Gòn 14.07.1965 – phi trường Tân Sơn Nhứt. Tiếp viên Air Vietnam dẫn từng tốp hành khách ra máy bay của mình.
Sài Gòn 14.07.1965 – phi trường Tân Sơn Nhứt. Có thể đây là đường vào phi trường Tân sơn nhất, tức là đường Trường Sơn.
02.12.1965 – bom Napalm được thả từ máy bay xuống những nơi bị nghi là có du kích mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam ẩn náu. Ảnh: Bettmann/CORBIS. Bom Napalm dễ bốc cháy, khi cháy có khói màu đen, lửa màu vàng, có mùi khét. Nhiệt độ cháy từ 800 – 1000 độ. Độ dính bám vật thể lớn, rơi xuống nước vẫn cháy. Với các bom cỡ 100 cân, phạm vi gây cháy từ 20 – 30 m. Bom sử dụng tính chất của napan để gây bỏng nặng, bỏng sâu cho người. Napan là chất cháy gây bỏng đặc biệt nguy hiểm, có thể vô hiệu hóa và giết chết nạn nhân rất nhanh chóng. Đối với những người sống sót nhưng bị bỏng độ ba, phần da và mạch (vascular dermis) bị thương tổn không có các cơ quan tiếp nhận cảm giác đau. Tuy nhiên, các nạn nhân bị bỏng độ 2 do bị các giọt napan bắn phải sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn.
Chiến dịch Ranch Hand là một chiến dịch của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, thực hiện việc rải chất độc hóa học xuống các khu rừng nhằm triệt hạ khả năng ngụy trang và ẩn náu của lực lượng Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hoạt động này có thể gây tác dụng hủy hoại lâu dài đối với sự sống trên mặt đất, trong lòng đất, nước sông suối, ao hồ… Ảnh: Bettmann/CORBIS
Dân chài trên đồng bằng sông Cửu Long, 1965. Ảnh: Bettmann/CORBIS
Tháng 11, 1965 – Ảnh: Paul Schutzer
Tháng 11, 1965 – Ảnh: Paul Schutzer
Tháng 11, 1965 – Ảnh: Paul Schutzer. Người dân ngồi chờ được đưa về sống trong vùng do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý, vì nơi họ đang sống có nhiều du kích của mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam hoạt động.
Tháng 11, 1965 – Ảnh: Paul Schutzer
Sài Gòn – Du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công và đặt bom sân bay Tân Sơn Nhứt (ngày 16-6-1965).
Ngày 4 tháng 12, khách sạn Metropol bị đánh bom làm nhiều xe cộ bị phá hủy. Không rõ số thương vong. Đây là sức ép Bom nổ của tòa nhà ĐỐI DIỆN.
Ngày 4 tháng 12, khách sạn Metropol bị đánh bom làm nhiều xe cộ bị phá hủy. Không rõ số thương vong.
An Khê, 02.11.1965. Ảnh: Bettmann/CORBIS
Sài Gòn 04.12.1966. Ảnh: Bettmann/CORBIS. Xác của quân du kích Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam sau trận tấn công sân bay Tân Sơn Nhất.
08.09.1966, Vịnh Cam Ranh. Ảnh: Bettmann/CORBIS. Vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược đáng kể nên từ thời Pháp thuộc người Pháp đã dùng nơi đây làm căn cứ hải quân ở Đông Dương. Vào đầu thế kỷ 20 Cam Ranh là chặng nghỉ cho hạm đội Nga trên đường sang Viễn Đông giao chiến với Nhật Bản năm 1905. Hạm đội này sau bị đại bại trong Trận Tsushima. Khi Nhật Bản mở cuộc bành trướng thời Đệ nhị Thế chiến thì Vịnh cam Ranh lại được trưng dụng làm địa điểm chuẩn bị cho cuộc tấn công Malaysia năm 1942. Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh trở thành căn cứ quan trọng của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
1966. Kéo xác quân du kích Mặt trận Giải phóng dân tộc miền Nam đến chỗ chôn. Ảnh: Bettmann/CORBIS
Máy bay ném bom Douglas A-1 (trước đây là AD) Skyraider (Kẻ cướp trời) là một máy bay ném bom cường kích một chỗ ngồi của Hoa Kỳ trong những năm 1950, 1960 và đầu những năm 1970., 1966. Tim Page/CORBIS
Một lính Mỹ chụp ảnh trẻ em, 1966. Ảnh: Christian Simonpietri/Sygma/CORBIS
Trẻ con ở chợ, Sài Gòn 1966.
Cần Thơ 1965 – Ảnh: Wilbur E. Garrett. Trẻ em luôn hồn nhiên và vô tư
Sài Gòn 1965-1966. Ảnh: James Kidd Collection. Cầu chữ Y.
Sài Gòn 1965-1966. Ảnh: James Kidd Collection. Nhà đèn Chợ Quán. Thời Đệ nhị Thế chiến khi Nhật chiếm Sài Gòn, Nhà đèn Chợ Quán đã từng nằm trong danh sách các mục tiêu ném bom của quân Đồng Minh.
Đường Pasteur, bên phải là ĐH Kiến Trúc, bên trái là công viên Vạn Xuân.
Chợ Lón 1966 – Ngã tư Trần Hưng Đạo – Huỳnh Mẫn Đạt. Ảnh: Donald MacKinnon
Sài Gòn 1966 – Trường Tiểu Học Sao Mai cạnh chùa Vĩnh Nghiêm – Ảnh: Donald MacKinnon
Bắt cá ở Vũng Tàu 1966 – Ảnh: Donald MacKinnon
Vũng Tàu 1966. Ảnh: Donald MacKinnon
Sài Gòn 1966. Ảnh: Donald MacKinnon Đường Công Lý, nhìn về phía sân bay TSN – Phía trước là ngã tư Công Lý – Yên Đổ
Sài Gòn tháng Mười 1966 – Góc ngã tư Hai Bà Trưng-Gia Long. Ảnh: Jim Burns
Sài Gòn, tháng Mười 1966 – Góc đường Gia Long – Đồn Đất, bên phải hình là cổng bệnh viện Grall. Ảnh: Jim Burns
Sài Gòn 1966. Ảnh: Jim Burns
Sài Gòn 1966. Ảnh: Jim Burns. Bán hoa nylon.
Vũng Tàu 1966. Ảnh: Jerry R. Brooks Collection
Vũng Tàu 1966. Ảnh: Jerry R. Brooks Collection
Vũng Tàu 1966. Ảnh: Jerry R. Brooks Collection
Chợ Phú Tân 1966. Ảnh: Jerry R. Brooks Collection
Sân bay ở Vũng Tàu 1966. Ảnh: Jerry R. Brooks Collection
Vũng Tàu 1966. Ảnh: Jerry R. Brooks Collection
1966. Ảnh: Larry Burrows
1966. Ảnh: Larry Burrows
1966. Ảnh: Larry Burrows
Khói từ bom Napalm. 1966. Ảnh: Larry Burrows
Những chiếc F-102 này đã từng phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam, bay các phi vụ tuần tra tiêm kích và như là máy bay hộ tống ném bom. 1966. Ảnh: Larry Burrows
1966. Ảnh: Larry Burrows. Douglas AC-47 Spooky (biệt danh “Puff, con Rồng ma thuật”) là một loại máy bay gunship đầu tiên được phát triển cho Không quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.
1966. Ảnh: Larry Burrows. F-4 Phantom “Bóng Ma” là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu thanh hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ. Mặc dù có kích thước ấn tượng và trọng lượng cất cánh tối đa lớn (27.000 kg), F-4 vẫn có khả năng đạt đến tốc độ siêu thanh 2,23 Mach và có thể lên cao được 210 mét mỗi giây. Trong hình chiếc F4 đang ném bom một ngôi làng bị tình nghi là có du kích mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam.
1966. Ảnh: Larry Burrows.
1966. Ảnh: Larry Burrows.
Biên Hòa 1966. Ảnh: Larry Burrows.
Sạp báo với chủ nhân đang ngủ trưa.
Trường ĐH Y Khoa Sài Gòn. Trường Đại học Y khoa đầu tiên ở Việt Nam là Trường Y khoa Đông Dương thuộc Viện Đại học Đông Dương (tiếng Pháp: Université de l’Indochine) đặt ở Hà Nội. Năm 1946 mở thêm một trường phụ thuộc ở Sài Gòn với tên Faculté de Médecine et de Pharmacie de Hanoi, Section de Saigon. Sau Hiệp định Genève năm 1954, cơ sở và nhân sự được dời từ ngoài Bắc vào Sài Gòn dưới tên mới: Faculté de Médecine et de Pharmacie, Université de Saigon. Đó là khởi điểm của trường Y khoa riêng của Sài Gòn.
Sài Gòn 1966-1967. Ảnh: John P. Heggers Collection
Nha Trang 1966. Ảnh: Charles B. Prewitt
Nha Trang 1966. Ảnh: Charles B. Prewitt
Nha Trang 1966. Ảnh: Charles B. Prewitt
Nha Trang 1966. Ảnh: Charles B. Prewitt
Nha Trang 1966. Ảnh: Charles B. Prewitt
06.11.1967, Chu Lai. Trực thăng là phương tiện vận chuyển quân chủ yếu lúc đó. Bettmann/CORBIS
1/14/1967 – Bến Súc. Chiến dịch Cedar Falls là chiến dịch quân sự từ ngày 8 tháng 1 đến 16 tháng 1 năm 1967 trong Chiến tranh Việt Nam do Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện nhằm triệt nhổ gốc rễ các căn cứ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở “Tam giác sắt” (khu vực rộng 155 km² nằm giữa sông Sài Gòn và đường 13, khoảng 40 km phía bắc trung tâm Sài Gòn). Ảnh: Bettmann/CORBIS
05.01.1967 – Ảnh: Bettmann/CORBIS
24.11.1967, Đắc Tô. Trận Đắc Tô diễn ra từ ngày 3 đến 22-11-1967, được Mỹ xem là một trong những cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam, với các trận đánh trên các ngọn đồi 1338, 664, 830, 882 (nam và đông nam Đắc Tô)… và nhất là trận đánh tại đồi 875 (trong ảnh). Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã hiệp đồng tác chiến nhiều tháng nay để kiểm soát vùng được gọi là cao nguyên Trung phần. Quân đội Hoa Kỳ và quân đội Sài Gòn đồ rằng ngọn đồi có độ cao 875m này là điểm cao khống chế đối với những tuyến chính yếu được Bắc Việt sử dụng để vận chuyển hàng tiếp tế và hành quân. Rằng, nếu chiếm được đồi 875, có thể chặn được nguồn nhân lực, vật lực từ Bắc Việt được chuyển dọc theo đường biên giới vào Nam Việt Nam.
Bãi Trước, Vũng Tàu 1967 – Ảnh: Bruce Tremellen
Vũng Tàu 1967 – Ảnh: Bruce Tremellen
Vũng Tàu 1967 – Ảnh: Bruce Tremellen
Vũng Tàu 1967 – Ảnh: Bruce Tremellen
Vũng Tàu 1967 – Ảnh: Bruce Tremellen
Vũng Tàu 1967 – Ảnh: Bruce Tremellen
QUI NHƠN 1967 – Ảnh: John Hack
QUI NHƠN 1967 – Ảnh: John Hack
Tam Quan 1967 – Ảnh: John Hack
QUI NHƠN 1967 – Ảnh: John Hack
Sài Gòn 1967 – Đài truyền hình VNCH. Hai nữ xướng ngôn viên đang trong tình trạng sẵn sàng tại phim trường THVN trong lúc máy quay được kiểm tra lại lần cuối trước khi thu hình chương trình thời sự hàng ngày.
Sài Gòn 1967 – Đài truyền hình VNCH. Thủ thư kiểm tra lại các cuộn phim giáo dục.
Sài Gòn 1967 – Đài truyền hình VNCH.



Sài Gòn 1967 – Đài truyền hình VNCH.

Trường Bộ Binh Thủ Đức. Ảnh: Co Rentmeester. Trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, Liên trường Võ khoa Thủ Đức hay còn gọi là Trường Bộ binh Thủ Đức (đầu tiên ở Thủ Đức, đến năm 1974 thì chuyển đến Long Thành) là một trong bốn trường đào tạo Sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ba trường kia là Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, Trường Huấn luyện Không quân Nha Trang và Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang. Trường Thủ Đức hoạt động từ năm 1951 đến năm 1975. Do sắc lệnh của Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 15/7/1951, kêu gọi tổng động viên: Thanh niên tuổi từ 18 đến 28 đều phải nhập ngũ. Những người có bằng từ Cao đẳng Tiểu học trở lên sẽ nhập học khoá Sĩ quan Trừ bị.

Trường Bộ Binh Thủ Đức. Ảnh: Co Rentmeester.

Trường Bộ Binh Thủ Đức cũ, nay là ĐH Giao Thông Vận Tải – Cơ sở 2 trên đường Lê Văn Việt. Ảnh: Co Rentmeester.

Ellsworth Bunker, Đại sứ Mỹ ở miền Nam từ 1967-1973 – Ảnh: Co Rentmeester

Sài Gòn 1967, đón Ellsworth Bunker, đại sứ Mỹ từ 1967 đến 1973. Chữ trên băng rôn: Tinh thần đại đoàn kết dân tộc mở rộng lối về cho những người bên kia chiến tuyến.

II Field Force (tương đương quân đoàn) đặt bộ tư lệnh tại căn cứ Long Bình ở Biên Hòa.

Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker. Ảnh: Co Rentmeester. Người bên phải tôi không nhìn rõ mặt nhưng chắc là tướng Nguyễn Cao Kỳ. Năm 1967, ông cùng với tướng Nguyễn Văn Thiệu ứng cử và đắc cử Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa nhiệm kỳ 1967-1971.

1967. Ảnh: Co Rentmeester

Căn cứ không quân Biên Hòa 1967 – Ảnh: Co Rentmeester

Căn cứ không quân Biên Hòa 1967 – Ảnh: Co Rentmeester

Căn cứ không quân Biên Hòa 1967 – Ảnh: Co Rentmeester. Đây là những năm đầu của nền đệ nhị Cộng hòa Việt Nam (1967-1975) – chính thể dân sự của Việt Nam Cộng hòa thành lập trên cơ sở của bản Hiến pháp tháng 4 năm 1967 và cuộc bầu cử tháng 9 năm 1967. Ngày 1 tháng 11 năm 1967 được xem là ngày chính thức thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa. Đệ nhị Cộng hòa chấm dứt khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Lễ ở căn cứ không quân Biên Hòa, 01.06.1967.

Tuyển cử 1967 Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Co Rentmeester. Đây là cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3 Tháng Chín và 22 Tháng Mười năm 1967 dưới Hiến pháp mới của Việt Nam Cộng hòa, chính thức trao quyền cho nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Trước đó chính quyền nằm trong tay Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do các tướng lãnh Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu điều hành trong thời kỳ quân quản giữa nền Đệ nhất và Đệ nhị.

Bầu cử 1967. Ảnh: Rentmeester. Phía trước Passage EDEN

Tuyển cử 1967 Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Co Rentmeester. Chiếu theo bản Hiến pháp ban hành ngày 1 Tháng Tư năm 1967 thì cuộc bầu cử sẽ chọn cả hai ngành hành pháp (Tổng thống) và lập pháp (Thượng và Hạ viện). Cuộc bầu cử Tháng chín chọn Tổng thống và Thượng viện (60 nghị sĩ). Tháng Mười thì tiến hành bầu cử Hạ viện (137 dân biểu). Tổng cộng hơn 8.800 phòng phiếu được mở trên 4.000 thôn xóm phía nam vĩ tuyến 17. Hành pháp có 11 liên danh tranh cử. Ở Thượng viện thì 480 ứng cử viên chia thành 48 liên danh (mỗi liên danh 10 người) tranh nhau 60 ghế trong khi Hạ viện có 1.500 người ứng cử để đoạt 137 ghế. Ngày bầu cử, tổng cộng 4,7 triệu cử tri đi bỏ phiếu (83% tổng số ghi danh).

Bầu cử 1967. Ảnh: Rentmeester. Địa điểm bỏ phiếu tại trường Gia Long

Bầu cử 1967. Ảnh: Rentmeester. Vận động bầu cử

Bầu cử 1967. Ảnh: Rentmeester. Đoàn quan sát viên Hoa Kỳ đến TSN

Tuyển cử 1967 Việt Nam Cộng hòa. Liên Danh 1 PHAN KHẮC SỬU – PHAN QUANG ĐÁN. Ảnh: Co Rentmeester

Bầu cử 1967.

Bầu cử 1967.

Bầu cử 1967. Ảnh: Co Rentmeester. Buổi vận động tranh cử của các liên danh ứng cử Tổng Thống. Trong ảnh ứng cử viên Trần Văn Hương đang phát biểu.

Tuyển cử 1967 Việt Nam Cộng hòa. Đoàn quan sát viên cuộc bầu cử của Hoa Kỳ đến phi trường TSN.

Tuyển cử 1967 Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Co Rentmeester – Trong ảnh là LỖ MẠNH HÙNG Nhiếp ảnh viên LỖ VINH ẢNH XÃ.

Sài Gòn 1967. Chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng Thống – Phó TT và Thuợng Nghị Viện VNCH ngày 3-9-1967

Sài Gòn 1967. Chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng Thống – Phó TT và Thuợng Nghị Viện VNCH ngày 3-9-1967

Sài Gòn 1967. Chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng Thống – Phó TT và Thuợng Nghị Viện VNCH ngày 3-9-1967

Sài Gòn 1967. Chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng Thống – Phó TT và Thuợng Nghị Viện VNCH ngày 3-9-1967. Đường Tự Do. Chỗ xe hơi bên trái là ngã ba Tự Do-Nguyễn Thiệp

Bầu cử 1967. Ảnh: Co Rentmeester.

Sài Gòn 1967. Chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng Thống – Phó TT và Thuợng Nghị Viện VNCH ngày 3-9-1967.

Sài Gòn 1967. Chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng Thống – Phó TT và Thuợng Nghị Viện VNCH ngày 3-9-1967. Đường Tự Do.

Tuyển cử 1967 Việt Nam Cộng hòa.

Tuyển cử 1967 Việt Nam Cộng hòa.

Tuyển cử 1967 Việt Nam Cộng hòa. Trường Gia Long.

Thương binh VNCH đi bầu cử, 1967.

Tuyển cử 1967 Việt Nam Cộng hòa.

Bầu cử 1967.

1967. Văn nghệ cổ động cuộc bầu cử Tổng Thống-Phó TT và Thượng Nghị Viện VNCH ngày 3-9-1967 phía trước trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (ngã ba Trường Vẽ)

Bầu cử 1967.

Kết quả cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó TT ngày 3-9-1967.

Sài Gòn có hàng ngàn sinh viên các trường đại học bỏ thi, xuống đường biểu tình, mít tinh, hội thảo đòi “Người Mỹ phải rút khỏi Việt Nam”, tố cáo Mỹ sắp đặt sẵn cuộc bầu cử.

“Với âm mưu khoác áo dân chủ để hợp thức hóa một thế lực thống trị không có căn bản pháp lý, cuộc bầu cử ngày 03/09/1967 chỉ là một trò gian lận nhằm xâm phạm chủ quyền dân tộc Việt Nam.”

Sau pháp nạn 1963 gây ra cho Phật giáo bởi chính quyền Ngô Đình Diệm, năm 1964, GHPGVNTN được thành lập. Tuy nhiên, Chính quyền Sài Gòn tìm nhiều cách để chia rẽ Phật giáo, đặc biệt là việc chia hai GHPGVNTN thành khối Ấn Quang và khối Việt Nam Quốc tự. Ðể hợp pháp hóa “Giáo hội Quốc Tự”, chính quyền Sài Gòn đã tạo ra “Sắc luật 23/67”. Ngày 11 tháng 9 năm 1967, đức Tăng thống GHPGVNTN triệu tập các hệ phái đồng sáng lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất năm 1964, để nêu rõ lập trường của Giáo hội và khẩn trương thành lập ngay Ủy ban Bảo vệ Hiến Chương. Ngày 14-9, Viện Tăng Thống – Viện Hóa Ðạo đã gởi thư lên tướng Thiệu với 51 chữ ký của các tỉnh – miền, yêu cầu hủy bỏ “Hiến chương 23/67”. Thế nhưng lời khẩn cầu thiết tha chính đáng ấy đã không được đoái hoài. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của TT. Thích Trí Quang, Tăng Ni, Phật tử tại miền Nam đã xuống đường biểu tình phản đối Chính quyền Sài Gòn.

Biểu tình Phật giáo.

Phật giáo biểu tình

Biểu tình phản đối sắc luật 23/67 – thời điểm này là trước khi diễn ra bầu cử.

Biểu tình phật giáo 1967.

Biểu tình phật giáo 1967.

Biểu tình phật giáo 1967. Thượng tọa Thích Trí Quang.

Biểu tình phật giáo 1967. Tướng Nguyễn Ngọc Loan với các nhà lãnh đạo Phật giáo biểu tình.

Sài Gòn 1968 – Bến xe ngựa, xe lam phía sau Nhà hàng-Phòng trà Hòa Bình, cạnh bùng binh chợ Sài Gòn. Tác giả chụp bức ảnh này vào Tháng 1/1968, tức là chỉ vài tuần trước khi xảy ra trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân (Mồng một Tết Mậu Thân nhằm ngày Thứ hai, 29-1-1968 dương lịch)

Chương trình Quân sự Học đường cho SVHS

04.03.1968, Khe Sanh. Ảnh: Bettmann/CORBIS. Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh còn được gọi là “Chiến dịch Đường 9” hay “Trận Khe Sanh”, là một chiến dịch chính yếu trong chiến cục năm 1968 tại Việt Nam. Các tài liệu Hoa Kỳ thường ghi nhận trận đánh diễn ra trong 77 ngày từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1968, và cũng chỉ đề cập đến diễn biến trong 77 ngày này, mà theo đó kết thúc với việc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (TQLC) đóng ở Khe Sanh được Sư đoàn Không Kỵ cứu viện. Tuy nhiên đối với QĐNDVN thì đây chỉ là giai đoạn 1 của chiến dịch, giai đoạn 2 kéo dài từ 9 tháng 4 đến 25 tháng 7 nhằm chiếm dứt điểm Khe Sanh, cũng diễn ra rất quyết liệt. Tổng cộng 2 giai đoạn kéo dài 170 ngày, kết thúc khi lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Khe Sanh và QĐNDVN hoàn toàn kiểm soát cứ điểm này.

Khe Sanh. Ảnh: Bettmann/CORBIS

Khe Sanh, 03.1968. Ảnh: Christian Simonpietri/Sygma/Corbis

29.02.1968. Ảnh: Christian Simonpietri/Sygma/Corbis

1968, Đồng Tâm. Ảnh: Bettmann/CORBIS. Đây là PACV: Patrol Air-Cushion Vehicle: Phương tiện tuần phòng chạy trên đệm khí

30.09.1968. Tàu chiến USS Jersey. Ảnh: Bettmann/CORBIS. Thiết giáp hạm (tiếng Anh: battleship) là một loại tàu chiến lớn được bọc thép với dàn hỏa lực chính bao gồm pháo có cỡ nòng hạng nặng. Thiết giáp hạm to hơn, được trang bị vũ khí mạnh hơn và có vỏ giáp tốt hơn so với tàu tuần dương và tàu khu trục.

Người Việt và xác người Việt!

Gần cầu chữ Y, Sài Gòn. Một cậu bé 12 tuổi khóc bên cạnh xác người chị bị trực thăng Mỹ bắn chết trong cuộc giao tranh Tết Mậu Thân. Ảnh: Tim Page/CORBIS

1968. Người dân chạy tị nạn. Ảnh: Bettmann/CORBIS

Bom thả bởi máy bay B52 ở Dầu Tiếng, 1968. Huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Bình Dương, phía bắc giáp với huyện Chơn Thành (Bình Phước), phía đông là huyện Bàu Bàng, phía tây là hồ Dầu Tiếng, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), tây nam là huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), phía đông nam là thị xã Bến Cát và phía nam là huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)

20.04.1968, Phước Vinh. Ảnh: Bettmann/CORBIS

27.07.1968 – Lái Thiêu, Bình Dương.

Thung lũng A Sầu. Các trận đánh trên Cao điểm 937 xảy ra tháng 5 năm 1969, là giai đoạn hai của Chiến dịch Apache Snow, một chiến dịch gồm ba giai đoạn nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng QĐNDVN trong khu vực thung lũng A Sầu (A Shau), một mắt xích trong tuyến đường chi viện vào miền Nam Việt Nam. Ngọn đồi trên núi A Bia này sau trận đánh đã được quân đội Mỹ gọi là “Đồi Thịt Băm” – Hamburger Hill, như một cách thể hiện độ khốc liệt và thương vong cao.

Thung lũng A Sầu, 1968.

Sài Gòn 1968.

Trường đua Phú Thọ, 1968.

Đủ loại taxi chạy trên đường.

Sài Gòn 1967 – Tòa đại sứ mới của Mỹ tại Nam VN, góc Thống Nhứt-Mạc Đĩnh Chi
Trận tấn công Tòa đại sứ Mỹ Tết Mậu thân 1968.

Trận Chiến tết MẬU THÂN tại tòa Đại Sứ Mỹ 31.01.1968.

Tổng công kích Tết Mậu Thân là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam trên hầu hết lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa. Đây là chủ đề gây nhiều tranh luận nhất; nó còn có một vai trò và hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam

Tổng công kích Tết Mậu Thân bắt đầu vào 31.01.1968

Sài Gòn, tháng Năm 1968 – Không ảnh khu vực cầu Chữ Y.

Sài Gòn 1968, Xạ trường Bình Thới.

1968.

Tân Sơn Nhất 1968. Lính Việt Nam Cộng hòa tìm thấy chỗ ẩn náu của du kích mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam. Ảnh: John Olson

06.05.1968. Ảnh: Bettmann/CORBIS. Đây là giai đoạn thuộc đợt 2 của Tổng tấn công Mậu thân, bắt đầu từ ngày 5.5.1968

Sài Gòn 1968. Cầu Phan Thanh Giản trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa

Trận tấn công Tòa ĐS Mỹ.

Cảnh đổ nát tan hoang tại Quận 8 sau cuộc Tổng tấn công đợt 2 năm Mậu Thân 1968.

Ảnh: Larry Burrows

Ảnh: Larry Burrows

Ảnh: Larry Burrows

Sài Gòn 1968. Ảnh: Larry Burrows. Chợ cũ Tôn Thất Đạm.

Khe Sanh 1968. Ảnh: Nguyen Ngoc Hanh

Một ngọn đồi trụi cây bởi các trận không kích của cả hai bên Hoa Kì và Bắc Việt.

Đây là ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu.Bên trái là cây xăng Shell, bên phải là rạp Văn Cầm ngày xưa và gần nhất là Trạm y tế dự phòng. Từ cây xăng,băng qua dường Nguyễn Biểu là trạm điện CEE với 2 cửa sắt màu xanh (hiện nay vẫn còn), cạnh đó hiện nay là Công Ty Cho Thuê Tài Chính Agribank (422 Trần Hưng Đạo)

Sài Gòn.

Sài Gòn 1966 – Không ảnh Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa khi đang xây dựng.

Không ảnh khu vực trường QGHC Q10 – 1969.

Sài Gòn 1965-66 – Không ảnh khu vực đông bắc Sài Gòn, nhìn về hướng nam – cầu Bình Lợi

Nhà thờ Đức Bà 1968. Ảnh: Jeff Bickerton

1968 Bến Bạch Đằng

Tòa ĐS Mỹ – ĐL Thống Nhứt, 1968.

Giao tranh khu vực Nghĩa trang Quân đội Pháp tại Ngã tư Bảy Hiền.

1968 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm Quận 1.



Dakao – Mậu Thân 1968. Ảnh: Ishikawa Bunyo

18.02.1968 – Lỗ Mạnh Hùng là phóng viên chiến trường nhỏ tuổi nhất ở chiến tranh Việt Nam, 12 tuổi! Ảnh: Bettmann/CORBIS

1968.

Vũ khí quân lực Việt Nam Cộng hòa thu được của du kích Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam: AK-50, AK-47, súng phóng lự M-79, súng máy…

Tổng tiến công Mậu Thân 1968.

07.05.1968 – Một trạm cứu thương ở Sài Gòn Chợ Lớn. Ảnh: Bettmann/CORBIS

1968.

1968.

Sài Gòn 1968 – trên cầu Chữ Y. Ảnh: Philip Jones Griffiths

Ảnh: Philip Jones Griffiths

Ảnh: Larry Burrows

Eddie Adams (1933-2004) đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy vinh quang của mình. Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất. Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của Việt Nam Cộng hòa hành quyết một người bị tình nghi là chiến binh “Việt Cộng” (Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam) ở trên một đường phố Sài Gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc Loan nói “Chúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân. Nhiếp ảnh gia của hãng Associated Press, và một nhóm phóng viên quay phim của hãng NBC đang ghi hình ông ta. Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đó là bước ngoặt, giây phút công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh Việt Nam một cách mãnh liệt. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của một kẻ thù đã chiến đấu rất lâu mà không có đến một chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh  thuê được tuyển từ khắp châu Á. Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27-07-1998. Có đoạn: “Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết người lính Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi.” Chỉ một bức ảnh nhỏ nhưng đã góp phần thay đổi cục diện cuộc chiến!

1968 – Bữa ăn đơn giản và đạm bạc tại Cô nhi viện Gò Vấp gần Sài Gòn.

Cô nhi viện Gò Vấp gần Sài Gòn. 1968

Một điều dưỡng đang dỗ dành đứa trẻ tại Trại mồ côi Gò Vấp, nơi chín nữ tu Dòng Mến Thánh Giá đang chăm lo cho 1.250 trẻ mồ côi. Giao tranh ác liệt tại Nam VN từ sau khi ngưng bắn [1973] đã hủy hoại ít nhất 15.000 ngôi nhà và khiến cho hơn 60.000 người trở thành dân tị nạn.

Cô nhi viện Gò Vấp gần Sài Gòn. 1968

Cô nhi viện Gò Vấp gần Sài Gòn. 1968. Một lớp học.

Một em bé Việt Nam, chỉ mặc mỗi chiếc áo và suy dinh dưỡng, nằm khóc trên giường tại một cô nhi viện của Công Giáo tại TP Sài Gòn. Trong cuộc xung đột tại miền Nam, cơ sở này đã là nơi nương tựa cho gần 800 trẻ em.

Giờ ăn của trẻ tại một cô nhi viện của Công Giáo.

Cô nhi viện Gò Vấp gần Sài Gòn. 1968. Giờ đi bô.

Vĩnh Long 1967-68. Ảnh: Notmikesquared

Vĩnh Long 1967-68. Ảnh: Notmikesquared

Vĩnh Long 1967-68. Ảnh: Notmikesquared

Vĩnh Long 1967-68. Ảnh: Notmikesquared

1968.

1968. Ảnh: Larry Burrows

1968. Ảnh: Larry Burrows

1968. Ảnh: Larry Burrows

1968. Ảnh: Larry Burrows Nghĩa trang QĐ Pháp tại ngã tư Bảy Hiền. Bia có hình trăng lưỡi liềm ở phía xa là mộ của lính Viễn chinh Pháp theo đạo Hồi.

1968. Ảnh: Larry Burrows

1968. Ảnh: Larry Burrows

1968. Ảnh: Larry Burrows

1968. Ảnh: Larry Burrows. Đầu cầu phía Phạm Thế Hiển.

1968. Ảnh: Larry Burrows

1968. Ảnh: Larry Burrows. Trẻ em xúc cát vào bao tại vựa vật liệu xây dựng trên đường Lý Thái Tổ để bán cho dân Sài Gòn làm hầm chống pháo kích.

1968. Ảnh: Larry Burrows

1968. Ảnh: Larry Burrows

1968. Ảnh: Larry Burrows

10.06.1968, Chợ Lớn.

1968, Chợ Lớn.

Tái thiết 1968. Các đồ thờ phượng trong nhà nguyện tại căn cứ TSN bị cháy rụi sau pháo kích.

Dân thường bị thương trong các cuộc tấn công vào Sài Gòn của Mặt trận Giải phóng dân tộc miền Nam.

Ảnh: Pike.

Ảnh: Louis Weisner

Chung cư Nguyễn Thiện Thuật cho nạn nhân mất nhà của chiến cuộc Tết Mậu Thân 1968.

Sài Gòn 1968 – Chợ Cũ, đường Hàm Nghi.

Đại lộ Hàm Nghi, Bến Bạch Đằng. Ảnh: Larry Burrows

Ảnh: Larry Burrows

Ông Đạo Dừa đang “chỉ đạo” ốp tấm biểu tượng hòa hợp Âm Dương vào giữa cái bàn hòa bình.

1969 – Tín đồ Đạo Dừa tại Cồn Phụng, gần Mỹ Tho. Đạo Dừa (Hòa đồng Tôn giáo) là một tôn giáo do Nguyễn Thành Nam (1910-1990) sáng lập tại Bến Tre, miền Nam Việt Nam.

Bến Tre 1968 – Cồn Phụng. Ảnh: Wilbur E. Garrett

Vũ trường Maxim’s trên đường Tự Do, 1969.

Tháng Một, 1969.

1969.

Giáng sinh ở căn cứ “Eunice” gần Quản Lợi. 19.12.1969

Bu Prăng, 1.12.1969

Đồn điền cao su Michelin, nay là công ty cao su Dầu Tiếng. 1969.

Thung lũng A Sầu, 1969.

17.10.1969. Trung Đoàn Thiết Kỵ 11 (còn gọi là Trung đoàn Blackhorse – Ngựa Đen) là một đơn vị của quân đội Hoa Kỳ đã phục vụ trong chiến tranh Philippines, chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Iraq. Blackhorse tham gia cuộc chiến tại Việt Nam từ tháng 3/1966 đến năm 1972 với lực lượng chủ yếu là thiết vận xa M11

1969. Rải chất hóa học làm rụng lá rừng.

Long Thành, 1969.

U1642574

26 Aug 1969, Long Thanh, Vietnam --- Long Thanh, Vietnam: Australian "diggers," who fought in the 1966 Battle of Long Thanh, stand at attention as a cross is dedicated to the men who died in the bloody clash. A chopper was used to transport the cross from Nui Dat to the site of the battle. August 26, 1969. --- Image by © Bettmann/CORBIS

Người vợ bên xác chồng, được tìm thấy trong một hố chôn tập thẻ. Ảnh: Horst Faas

31.12.1969. Lockheed Martin KC-130 là định danh cơ bản cho dòng máy bay phiên bản chở dầu tầm bay mở rộng của máy bay vận tải C-130 Hercules, được sửa đổi cho nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không. Trong ảnh, nó đang tiếp nhiên liệu cho một chiếc trực thăng HH-3C “Jolly Green Giant” (Người khổng lồ xanh vui nhộn)

1969, biên giới Campuchia.

Đồng Tâm, 1969. Ảnh: Bob Lee

Chùa Hòa Đồng Tôn Giáo. 1969. Ảnh: Bob Lee

1969. Ảnh: Bob Lee

Trại Lực Lượng Đặc Biệt (LLDB) Bù Na từ phía Tây. Ảnh: Billy Hamblin. Lực lượng đặc biệt (tiếng Anh: Army of the Republic of Vietnam Special Forces, ARVNSF) – viết tắt: LLDB – là một đơn vị quân sự chính quy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Khởi đầu là các toán biệt kích được huấn luyện để hoạt động sâu trong vùng kiểm soát của đối phương, chủ yếu để làm các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, bắt cóc, phá hoại các mục tiêu quân sự. Về sau, lực lượng này phát triển thêm thành đơn vị tác chiến, có vai trò như một binh chủng đặc biệt tinh nhuệ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

1969. Ảnh: Billy Hamblin

1969. Ảnh: Billy Hamblin

ĐỊNH QUÁN. Ảnh: CWO Frank Rusk 1965-66

1970. Bãi cát trắng bên trái phía trên hải đăng chính là Mũi Kê Gà, thuộc Q. Hàm Tân, tỉnh Bình Tuy 1970 (nay là huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận)

1967 Núi Bà Đen. Ảnh: WO Kent Hufford. Núi Bà Đen là núi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Đây là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam bộ (986m) và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh.

1967.

Ngôi làng gần Biên Hòa bị Trung đoàn 275 của Mặt trận Giải phóng Dân tộc Việt Nam chiếm đóng.

Quản Lợi.

Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, 1970.

Sài Gòn 1970 – Đền Hồi giáo đường Thái Lập Thành.

Sài Gòn, trụ sở USO. USO là một tổ chức phi lợi nhận mang giải trí và nâng cao tinh thần chiến đấu cho quân đội Hoa Kỳ ở khắp nơi trên thế giới. Ảnh: Billy Hamblin

Tuy Hòa 1969

Ảnh: Bob Kroman.

Tuy Hòa.

Tuy Hòa. Thành phố Tuy Hòa có diện tích 107 km² (10.682 ha diện tích tự nhiên), có vị trí giáp với huyện Tuy An ở phía bắc, giáp Phú Hòa ở phía tây, giáp Đông Hòa ở phía nam, giáp biển Đông ở phía Đông với toàn chiều dài bờ biển trên 30 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 560 km.

Tuy Hòa 1966. Ảnh Phillip Kemp

Cầu đến Tuy Hòa. Ảnh: Steve Hutchinson

PHÚ YÊN 1970-71, Vịnh Vũng Rô.

Tuy Hòa, Ảnh: Phillip Kemp

Ảnh: CWO R. J. Smith, 1970.

970 – Cầu Ghềnh Biên Hòa. Ảnh: CWO R. J. Smith

Đại đội trực thăng chiến đấu 68 (68th Assault Helicopter Company) đang bay phía đông bắc núi Gia Ray theo hai đội hình chữ V mỗi đội hình gồm 5 chiếc.

1968-69 – Núi Gia Ray. Ảnh: Billy Hamblin. Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long, với chiều cao 800m so với mặt nước biển.

Trại LLĐB Đức Phong. Ảnh: Billy Hamblin

Tỉnh Định Tường, nay là Tiền Giang. 1970.

Ảnh: Bob Lee

Sài Gòn 1970. Ngã tư Trần Hưng Đạo-Đề Thám

Sài Gòn – Chợ Cũ đường Hàm Nghi. Ảnh: David Staszak

Ảnh: David Staszak. Sài Gòn 1970

Trường Nữ Trung Học Lê văn Duyệt, Hè 1970.

Tết 1970.

Xe hủ tiếu, đường Thái Lập Thành (nay là Đông Du).

Ảnh: David Staszak. Sài Gòn 1970. Ngã tư Nguyễn Duy Dương – Hồng Bàng. Đi theo chiều xe gắn máy bên phải thêm khoảng 50m là tới chợ An Đông.

Ảnh: David Staszak. Sài Gòn 1970. Bệ tượng Đức Mẹ, phía trên hàng chữ, có một vết sứt từ trái đạn 122 ly pháo kích rớt ngay dưới tượng trong năm 1969.

Ảnh: David Staszak. Sài Gòn 1970

Ảnh: David Staszak. Sài Gòn 1970

Ảnh: David Staszak. Sài Gòn 1970. Ngã ba Đồng Khánh-Phù Đổng Thiên Vương.

Ảnh: David Staszak. Sài Gòn 1970. Lăng mộ Petrus Ký trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 5 – Góc T.H.Đạo – Trần Bình Trọng Chợ Quán. Phía sau là Nữ Tu viện Mến Thánh Giá Chợ Quán. (Petrus là tên thánh theo Công giáo của ông TVK, không phải tên Tây như một số người hiểu nhầm).

Ảnh: David Staszak. Sài Gòn 1970. Bến Bạch Đằng.

Sở thú. Ảnh: David Staszak. Sài Gòn 1970

Sở thú. Ảnh: David Staszak. Sài Gòn 1970

Đường Nguyễn Huệ, dẫn thẳng tới toà thị chính. 1969-1970.

Ảnh: David Staszak. Vũng Tàu 1970

1970.

Sài Gòn 1970.

Nữ sinh Sài Gòn.

Khách sạn Majestic.

Chợ đen Sài Gòn.


Bò bía, 1970.

Tù nhân chiến tranh ở Phú Quốc, tháng Tư 1970. Ảnh: Laffont/Sygma/CORBIS. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc là một trại giam nằm tại thị trấn An Thới ở cực nam đảo Phú Quốc. Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).

1970.

07, tháng Sáu 1970.

18.07.1970.

Một quán bar ở Góc Đồng Khánh – Ngô Quyền, nay là góc Trần Hưng Đạo – Ngô Quyền. 1970.

Cô gái Sài Gòn, 1970.

Vũng Tàu 1970. Ảnh: David Staszak

Vũng Tàu 1970. Ảnh: David Staszak

Vũng Tàu 1970. Ảnh: David Staszak

Chợ Đà Lạt 1969. Ảnh: Tom Petersen

Đà Lạt 1969. Ảnh: Tom Petersen

Đà Lạt 1969. Ảnh: Tom Petersen. Thác Cam Ly.

Đà Lạt 1969. Ảnh: Tom Petersen

Đà Lạt 1969. Ảnh: Tom Petersen

Đà Lạt 1969. Ảnh: Tom Petersen

Đà Lạt 1969. Ảnh: Tom Petersen

Đà Lạt 1969. Ảnh: Tom Petersen

Đà Lạt 1969. Ảnh: Tom Petersen

Đà Lạt 1969. Ảnh: Tom Petersen. Thác Cam Ly

Sài Gòn 1970. Ảnh: David Staszak

Sài Gòn 1970. Ảnh: John Hoellerich

Sài Gòn 1970. ngã tư Tự Do-Ngô Đức Kế, phía sông Sài Gòn là khách sạn Majestic.

Sài Gòn 1970. Ảnh: John Hoellerich. Cầu Chữ Y.

Biển quảng cáo, 1971.

Vũng Tàu 1971. Ảnh: Mike Vogt

Vũng Tàu 1971. Ảnh: Mike Vogt

Sài Gòn 1971. Đường Thái Lập Thành. Ảnh: Mike Vogt. Nay là đường Đông Du. Đường Thái Lập Thành bắt đầu từ đường Tự Do, kế tiếp ngã tư Hai Bà Trưng và ngã tư Thi Sách, và kết thúc tại đường Đồn Đất (nay là Thái văn Lung)

1971. Cầu vượt bộ hành từ bùng binh Quách Thị Trang qua Bến xe buýt trung tâm.

Sài Gòn 19.05.1971. Ngã tư Phan Đình Phùng-Đoàn Thị Điểm. Ảnh: Dick Leonhardt

1971. Ngã tư Phan Đình Phùng-Đoàn Thị Điểm. Ảnh: Dick Leonhardt

Phố Tự Do, 1972. Ảnh: Dick Leonhardt

1971. Ảnh: John Aires

PR’Line ở Đà Lạt – một căn cứ truyền thông quân sự của Mỹ ở toàn miền Nam.

Đường đi Đơn Dương. Ảnh: John Aires

Ảnh: John Aires. Nhà máy thủy điện Đa Nhim là một công trình thủy điện của Việt Nam được xây dựng trên sông Đa Nhim. Đây là công trình thủy điện đầu tiên, nằm ở nấc thang trên cùng, khai thác tiềm năng thủy điện của hệ thống sông Đồng Nai, nằm giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Được khởi công xây dựng vào tháng 1 năm 1962 đến tháng 12 năm 1964 với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Nhà máy có tổng công suất thiết kế lắp đặt là 160 MW gồm 4 tổ máy, sản điện lượng bình quân hàng năm khoảng 1 tỷ kWh.

Vũng Tàu 1971. Ảnh: Mike Vogt

Vũng Tàu 1971. Ảnh: Mike Vogt

Sài Gòn Bar – Ảnh: Mike Vogt. Ngày nay là số 43 Đồng Khởi.

Bên trong một cửa hàng tiện lợi của Mỹ (American PX) tại Sài Gòn.

Hậu cần chở quân nhu đến căn cứ ở thung lũng A Sầu. Ảnh: Bettmann/CORBIS

Một quả bom phát nổ.

Gần Lào, 1971.

02.06.1971 – Bảo vệ tai trong lúc bắn pháo gắn tăng 175mm vào các vị trí nghi có quân Cộng Sản. Ảnh: Bettmann/CORBIS

1971. Ảnh: Bettmann/CORBIS

Khe Sanh 1971.

24.01.1971

BE082129

24 Jan 1971, Saigon, South Vietnam --- 1/24/1971-Saigon, Vietnam- Spectacular blaze looms in background as a Vietnamese woman is comforted by a companion and a youth (background) hastily stacks wicker baskets for removal. The blaze, the cause of which was not determined, erupted 1/24 in huge market area of fruit stands and vegetable stalls along the Saigon River. Fires are much feared here, as many of the houses and buildings are built close together and are constructed of straw, paper, light wood and other materials which have a propensity for burning quickly and easily. Filed 2/3/1971. --- Image by © Bettmann/CORBIS

.
15.01.1971, Phan Rang.

U1693254

15 Jan 1971, Phan Rang, Vietnam --- U.S. Air Force F-100s fly in diamond formation over historic Cham Temole, outside the main gate at Phan Rang, Republic of Vietnam. --- Image by © Bettmann/CORBIS

.
12.12.1971

U1723272

12 Dec 1971, Saigon, South Vietnam --- Saigon: Vietnam's War Orphans. Her frail body supported by crutches and leg braces, a little girl at the Hoi Duc-Anh orphanage in Saigon watches other youngsters there playing in the courtyard. These children are among South Vietnam's 100,000 orphans, most of whom are victims of the war. --- Image by © Bettmann/CORBIS

1972 – Đường Hồng Thập Tự

Sài Gòn 1970.

Tân Sơn Nhất 1971.

Sài Gòn – Ảnh: Richard E. Wood

Sài Gòn – Ảnh: Richard E. Wood. Các khóa sinh Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu chuẩn bị diễu hành.

Sài Gòn – Ảnh: Richard E. Wood – Góc đường Phan Châu Trinh-Lê Lai, đối diện góc trái chợ Saigon

Sài Gòn – Ảnh: Richard E. Wood – Đường Nguyễn Tri Phương

ài Gòn – Ảnh: Richard E. Wood – Chợ hoa Tết Nguyễn Huệ. Tòa nhà IMEXCO (Kỹ Thương Ngân Hàng) đang xây dựng.

Sài Gòn – Ảnh: Richard E. Wood – Đường Tự Do, Công viên Chi Lăng

Sài Gòn 1971 Bưu điện Trung tâm

Sài Gòn – Tòa Hòa Giải trên Đại lộ Nguyễn Huệ

Sài Gòn – Ảnh: Richard E. Wood

Sài Gòn – Chợ Cũ – Ảnh: Richard E. Wood

Sài Gòn – Chợ Cũ – Ảnh: Richard E. Wood

Sài Gòn 1971 – Đường Lê Lợi nhìn từ cầu bộ hành trước chợ Bến Thành.

Toàn cảnh Căn cứ Không Quân PHAN RANG 1971 – Ảnh: Lourun

PHAN RANG 1971 – Ảnh: Lourun

Tháp Chàm PHAN RANG 1971 – Ảnh: Lourun. Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). Tháp Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 9 km về phía Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151-1205), vị vua đã có nhiều công lớn trong việc cai trị đất nước.

PHAN RANG 1971 – Ảnh: Lourun

PHAN RANG 1971 – Ảnh: Lourun

PHAN RANG 1971 – Ảnh: Lourun

PHAN RANG 1971 – Ảnh: Lourun

PHAN RANG 1971 – Ảnh: Lourun, nay thuộc Phường Đông Hải

PHAN RANG 1971 – Ảnh: Lourun – Làng Hải Chữ.

1973. Cảnh Trại tù binh Phú Quốc lúc chiều tối với đèn chiếu sáng an ninh.

Hàng rào kẽm gai bảo vệ xung quanh trại kỷ luật.

Trại tù binh Phú Quốc.

Quân cảnh và các biện pháp an ninh bảo vệ khu Tân Sinh hoạt và tù binh cốt cán.

Khu lưu trữ hồ sơ cho tất cả tù binh chiến tranh tại Nam Việt Nam

Tù binh ngồi xếp hàng chờ được phân loại trước khi nhập trại.

Một tù binh cốt cán đứng nhìn trong lúc Quân cảnh kiểm tra vật dụng cá nhân trước khi nhập trại.

Tù binh mang các đồ tiếp tế mới nhận được vào trại.

Tù binh làm việc tại khu may đồ trong trại.

Tù binh làm dép râu.
Tù binh chơi đá banh trong giờ giải trí.

Đá bóng giải lao.

Một tù binh đến trình diện để khám bệnh

Tù binh cốt cán chờ được chuyển qua một trại khác.

Các bác sĩ khám khúc chân cụt của một tù bệnh binh.

Nghĩa trang của tù binh.

Cận cảnh một bia mộ trong nghĩa trang trại tù binh.

Tù binh cốt cán chờ được chuyển qua một trại khác.

Thư tù binh nhận được.

Tù binh thương tật chờ được trao trả.

Tù binh được giúp lên xe tải 5 tấn chở ra phi trường để trả tự do

Nick Ut thẳng giải Pulitzer bằng bức ảnh chụp “cô bé” Phan Thị Kim Phúc đang bị bỏng, chạy cầu cứu do bom Napalm ở Trảng Bảng, tháng Sáu 1972. Kim Phúc và gia đình sống trong làng Trảng Bàng, Tây Ninh. Ngày 8 tháng 6, 1972, máy bay Nam Việt Nam Cộng Hòa dội bom xuống làng Trảng Bàng khi đang xảy ra giao tranh, máy bay ném trúng vào phía trước Thánh thất Cao Đài nơi gia đình Phúc trú ẩn trước đó để lánh nạn. Bức ảnh được chụp khi Kim Phúc và một số trẻ em Việt Nam vừa khóc vừa chạy tại ngay Ngã Ba Trảng Bàng sau khi bị dội bom napalm. Cô bé bị bỏng nặng và cháy hết quần áo. Sau đó, cô bé bất tỉnh. Hai trong số các anh em họ của Phúc và hai dân làng bị thiệt mạng. Nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn Associated Press đã ghi lại khoảnh khắc này khi Kim Phúc trong tình trạng khỏa thân đang chạy giữa những người di tản gồm dân làng, binh sĩ, và các nhà báo nhiếp ảnh. Tấm ảnh trở nên một trong những hình tượng ám ảnh nhất của Chiến tranh Việt Nam. Có thể nói bức ảnh này là cứu sống mạng của Kim Phúc khi nhờ nó mà cô bé nhận được những sự trợ giúp y tế nhanh và hiện đại nhất mà dân thường vào thời điểm đó khó có thể được hưởng.

Vietnam Napalm 1972

South Vietnamese forces follow after terrified children, including 9-year-old Kim Phuc, center, as they run down Route 1 near Trang Bang after an aerial napalm attack on suspected Viet Cong hiding places, June 8, 1972. A South Vietnamese plane accidentally dropped its flaming napalm on South Vietnamese troops and civilians. The terrified girl had ripped off her burning clothes while fleeing. The children from left to right are: Phan Thanh Tam, younger brother of Kim Phuc, who lost an eye, Phan Thanh Phouc, youngest brother of Kim Phuc, Kim Phuc, and Kim's cousins Ho Van Bon, and Ho Thi Ting. Behind them are soldiers of the Vietnam Army 25th Division. (AP Photo/Nick Ut)

Sài Gòn 1972 – xe bán hàng lưu động bên hông chợ Bến Thành.

1972.

An Lộc, 1972. Xác một binh sĩ Bắc Việt. Ảnh: Henri Bureau/Sygma/Corbis
0000405293-002

13 May 1972, An Loc, Vietnam --- A dead South Vietnamese soldier, killed during battle. --- Image by © Henri Bureau/Sygma/Corbis




25.08.1972, Cai Lậy. Ảnh: Bettmann/CORBISU1749134
25 Aug 1972, Cai Lay, South Vietnam --- An ARVN soldier dives for safety as mortar round fired by communist guerrillas explodes, blowing up truck loaded with ammunition. In the action some 45 miles southwest of Saigon, one government soldier was killed and two were wounded. This is one of a series of pictures that have been selected by United Press International Editors as among the outstanding news photos of 1972. --- Image by © Bettmann/CORBIS

02.05.1972, Quảng Trị. Ảnh: Henri Bureau/Sygma/Corbis

0000405289-001
02 May 1972, Quang Tri, Vietnam --- South Vietnamese soldiers during battle. --- Image by © Henri Bureau/Sygma/Corbis

Quân đội Việt Nam Cộng hòa,1972. Ảnh: Bettmann/CORBIS
 U1736850

20 Jun 1972, Firebase Birmingham --- Vietnam 1972:Helicopter Giving Cover for ARVN Troops --- Image by © Bettmann/CORBIS

An Lộc 1972, Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Patrick Chauvel/Sygma/Corbis. Trận An Lộc là trận chiến tại An Lộc mà phía Việt Nam Cộng hòa xem là đợt 2 trong Chiến dịch Hè 1972 hay “Mùa Hè Đỏ Lửa” trong Chiến tranh Việt Nam. Về phía Quân đội Nhân dân VN, thì đây là một trận đánh hiệp đồng binh chủng trong đợt 1 của Chiến dịch Nguyễn Huệ (1 tháng 4 năm 1972 – 19 tháng 1 năm 1973). An Lộc là địa bàn quân sự chiến lược tối quan trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa vì đây là cửa ngõ Tây Bắc ngăn QĐNDVN tiến về thủ đô Sài Gòn sau khi quận lỵ Lộc Ninh rơi vào tay họ ngày 7 tháng 4 năm 1972.

42-15168764

april-July 1972, An Loc, Vietnam --- South Vietnamese forces during the battle of An Loc. --- Image by © Patrick Chauvel/Sygma/Corbis

12.10.1972, Quốc lộ 13. Ảnh: Bettmann/CORBIS. Quốc lộ 13 đoạn qua huyện Chơn Thành có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, được quân địch xem là một cứ điểm trấn giữ bảo vệ Sài Gòn từ xa. Đặc biệt, huyện Chơn Thành với 2 tuyến giao thông trọng yếu, giao nhau là quốc lộ 13 và quốc lộ 14 có tính chiến lược cả về kinh tế lẫn quốc phòng.

U1753727

October 112, 1972, Thang Phung[?], South Vietnam --- South Vietnam: A South Vietnamese Skyraider makes a bombing run over this hamlet, 17 miles north of Saigon. Below smoke pours from destroyed buildings. Communist soldiers have been stuck here, Highway 13, for 3 days. --- Image by © Bettmann/CORBIS

1972. Ảnh: Henri Bureau/Sygma/Corbis
42-16257465

02 May 1972, Qang Tri, Vietnam --- South Vietnamese fighters during the Battle of Qang Tri. --- Image by © Henri Bureau/Sygma/Corbis

Xác các binh sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Bettmann/CORBIS

BE052466

06 Apr 1972, Quang Tri City, South Vietnam --- 4/6/1972-Quang Tri City, South Vietnam- Dead North Vietnamese soldiers are lined up beside road as refugees from Quang Tri City City flee from fighting, 4/5, five miles south of Quang Tri. --- Image by © Bettmann/CORBIS

1972, Sài Gòn.

1972, Sài Gòn.

Sài Gòn 1972 – trước chợ Bến Thành.

01.09.1972, một chiếc máy bay A-37 mang bom Napalm đang bay trên vùng trời đồng bằng sông Cửu Long. A-37 Dragonfly là máy bay cường kích phản lực hạng nhẹ 2 động cơ với tổ bay hai người đã từng được Không lực Hoa Kỳ sử dụng tích cực trong Chiến tranh Việt Nam và sau đó vào các hoạt động phi chiến sự khác. Ở xa xa là một chiếc A-37 khác mang tên lửa và hơn 200 cân bom. Ảnh: Bettmann/CORBIS

BE044646

01 Sep 1972, Mekong Delta, Vietnam --- 9/1/1972-Over the Mekong Delta, South Vietnam: An American A-37 carrying a deadly payload of Napalm peels off towards its target 50 miles southwest of Saigon.  In foreground is the wing tip of another A-37, carrying two 500-pound bombs and a rocket launcher.  The aircraft are part of flight attacking an area where some 200 Communists were spotted. --- Image by © Bettmann/CORBIS

1972. Vợ con ra thăm chồng là binh sĩ Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Bettmann/CORBIS

U1768858

21 Mar 1973, Saigon, South Vietnam --- Visit with Daddy...A South Vietnamese soldier is visited by his wife and children March 21 while he is on guard duty in trench along Highway 13, some 20 miles north of Saigon. --- Image by © Bettmann/CORBIS

Tù binh Mỹ chuẩn bị được trao trả tại Lộc Ninh – 12-02-1973. Ảnh: Bettmann/CORBIS. Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973. Ngày 29 tháng 3 năm 1973, quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi can thiệp quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ chỉ còn duy trì viện trợ và cố vấn quân sự. Từ nay chỉ còn Quân lực Việt Nam Cộng hòa đơn độc chống lại Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

U1765899A

12 Feb 1973, Loc Ninh, South Vietnam --- US Prisoners of War Awaiting Their Release --- Image by © Bettmann/CORBIS

Bettmann/CORBIS. Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là việc phải xảy ra khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự. Sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 các bên đã ngồi vào thương lượng cho tương lai chiến tranh Việt Nam. Việc thương lượng đã diễn ra rất phức tạp. Vì một mặt, các bên chưa thật sự thấy cần nhượng bộ và mặt khác, Liên Xô và Trung Quốc muốn can thiệp vào đàm phán – đặc biệt là Trung Quốc. Nước này không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự đàm phán mà muốn tham gia vào quá trình đó, như Hiệp định Genève năm 1954. Nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từ chối dù bị áp lực bởi hai đồng minh. Địa điểm tổ chức hội đàm được chọn là thành phố Paris, thủ đô nước Cộng hòa Pháp. Thời gian đàm phán kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973. Các bên tham gia ban đầu chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ; sau mở ra thành hội nghị bốn bên, thêm Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên việc có thêm hai đoàn chỉ là hình thức, bởi nội dung hiệp định chủ yếu được quyết định trong các phiên họp kín, vốn chỉ có hai đoàn thực sự nắm quyền điều khiển cuộc chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ đàm phán với nhau. Việt Nam dân chủ cộng hòa không muốn công nhận tính hợp pháp của Việt Nam cộng hòa, trong khi Việt Nam cộng hòa không muốn công nhận tính hợp pháp của Mặt trận và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam khiến hội nghị bế tắc một thời gian dài.

BE021837

15 Jun 1973, Near Saigon, South Vietnam --- Saigon: Government troops and villagers read a newspaper with headline reporting cease-fire, signed in Paris June 14, a moment before the new cease-fire agreement goes into effect.  The government troops were searching, house-to-house, to prevent the Communists from infiltrating a small hamlet along Highway 1, west of Saigon.  6/15/1973 --- Image by © Bettmann/CORBIS

Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa 1973

Sài Gòn 1973 – Bé gái bán báo dạo trước Khách sạn Caravelle

tspa_0018839f

CANADA - MARCH 01: Newspaper vendor (Photo by Boris Spremo/Toronto Star via Getty Images)

Sài Gòn1973 – Bé trai giữ xe trên lề đường

CẦN THƠ 1973 – Trao trả tù binh chiến tranh tại phi trường Bình Thủy.

Bộ tiền giấy miền Nam phát hành năm 1972.

Tiền xu miền Nam ngày xưa.

Tiền xu miền Nam ngày xưa.

Tiền xu miền Nam ngày xưa.

Xưởng đóng tàu CARIC Thủ Thiêm

M1030537_INC_019

Indochina 20 Years After. Saigon - juin 1974 - Dans un chantier naval, deux responsables occidentaux posant devant un bateau en cale sèche. (Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images)

Xưởng đóng tàu CARIC Thủ Thiêm

M1030537_INC_018

Indochina 20 Years After. Saigon - juin 1974 - Dans un chantier naval, un responsable occidental sur un bateau, en compagnie d'ouvriers vietnamiens. (Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images)

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyển của dân Pháp đương thời, hãng chế tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV, từ dạng chiếc xe này, Citroën đã thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chửa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Tiếp đến là loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari. Nằm trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật của Citroën về cơ khí ô-tô và những quốc gia có ý định sản xuất phương tiện giao thông nội địa, còn được Citroën gọi là kế hoạch hợp tác FAF (Facile À Fabriquer, Facile À Financer = Dễ sản xuất, Dễ trả tiền). Dựa trên mẫu mã của chiếc Méhari và chiếc Babybrousse rất thành công ở các thuộc địa cũ, Citroën nhập cảng vào  Việt Nam những cơ-phận chính như bộ phận máy, tay lái, bộ nhún, bộ thắng… còn lại như đèn, kén báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải…. được chế tạo tại Việt Nam. Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ cơ phận nhập cảng so với cơ phận nội địa là 75/25 cho đến năm cuối cùng khi hảng Citroën đóng cửa vào năm 1975 là 60/40.

M1030537_INC_005

Indochina 20 Years After. Au Vietnam, en juin 1974, dans une rue de Saigon, une 2CV CITROEN DALAT, entourée de taxis. (Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images)

Sài Gòn 1974

M1030537_INC_014

Indochina 20 Years After. Au Vietnam, en juin 1974, assises sur le sol d'une rue, des femmes coiffées de chapeaux coniques, dont une sous une ombrelle, proposent des aliments exposés sur des paniers à balancier. (Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images)


Vũng Tàu 1974 – Bãi Sau
 M1030537_INC_003

Indochina 20 Years After. Au Vietnam, en juin 1974, des personnes sur une plage devant un restaurant. (Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images)

Vũng Tàu 1974

M1030537_INC_013

Indochina 20 Years After. Au Vietnam, en juin 1974, un homme marchant une canne à la main, passe devant l'enseigne d'un restaurant au menu écrit en langue française. (Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images)

1974 – Xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa. Dọc xa lộ Biên Hòa hay có những người đứng bán xăng lẻ từng lít như này.M1030537_INC_012
Indochina 20 Years After. Au Vietnam, en juin 1974, au bord d'une route, une femme coiffée d'un chapeau conique se tient près d'une bouteille remplie d'un liquide rouge, posée sur une brique. (Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images)

DI LINH – 1974 – Một nữ tu với các bệnh nhân phong trước mộ Giám mục Jean Cassaigne tại trại phong Di Linh. Trại phong Di Linh được thành lập từ những năm 50 của thế kỷ XX và người có công lớn là Giám mục Jean Cassaigne. Vị Giám mục này sau 14 năm cai quản giáo phận Sài Gòn đã xin từ nhiệm lên Di Linh, lúc đó còn là vùng rừng thiêng nước độc, cùng với một số nữ tu để xây dựng một nơi cho những người bị bệnh phong cùi có chỗ trú ngụ và chữa trị. Cuối cùng, chính vị Giám mục này đã bị lây bệnh cùi và chết ở mảnh đất này năm 1973.

M1030537_INC_007

Indochina 20 Years After. Au Vietnam, en juin 1974, une religieuse en compagnie de personnes lépreuses, devant la tombe de l'évêque Jean CASSAIGNE, dans une léproserie du plateau de Djiring. (Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images)

Sài Gòn 1974

M1030537_INC_001

Indochina 20 Years After. Au Vietnam, en juin 1974, des occidentaux jouant à la pétanque sur une place. (Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images)


Nữ sinh Trưng Vương, 1974.

Đà Lạt 1974

M1030537_INC_016

Indochina 20 Years After. Dalat - juin 1974 - Assises sur le sol, des fillettes vietnamiennes faisant la cuisine en compagnie d'un homme occidental, dans une école religieuse. (Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images)

Sài Gòn 1974. Nhà hàng Pháp nằm trên lề đại lộ Nguyễn Huệ, phía sau hình mấy ông bếp có đường hẻm ăn thông qua đường Tự Do, còn gọi là đường hẻm Catinat.

M1030537_INC_009

Indochina 20 Years After. Au Vietnam, en juin 1974, un homme occidental devant son bar 'Le Colisée', posant en compagnie de trois employés vietnamien en tenues. (Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images)

Sài Gòn 1974. Một người Pháp sản xuất bánh Tây ngồi với bà vợ người Việt.

M1030537_INC_010

Indochina 20 Years After. Au Vietnam, en juin 1974, un fabriquant de pastis occidental, assis en compagnie de sa femme vietnamienne. (Photo by Jack Garofalo/Paris Match via Getty Images)

Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là 30 tháng Tư, ngày giải phóng miền Nam, ngày Thống Nhất (tên gọi tại Việt Nam) hay ngày miền Nam sụp đổ (báo chí Tây phương gọi là Sài Gòn thất thủ, Fall of Saigon), Ngày Quốc Hận và Tháng Tư Đen trong cộng đồng người Việt tị nạn, là sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các bị bắt tại chỗ và phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

GA622490_13

VIETNAM - APRIL 01:  The Fall of Saigon, Vietnam in April, 1975-Vietcongs arriving in Saigon.  (Photo by Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)

Sơ tán người Mỹ và các bên liên quan

Người dân đi sơ tán!

GA622490_61

VIETNAM - APRIL 01:  The Fall of Saigon, Vietnam in April, 1975-Exodus.  (Photo by Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)

Quân đoàn 2 và biệt động thành Sài Gòn tiến vào dinh Độc Lập bắt Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

GA622490_07

VIETNAM - APRIL 01:  The Fall of Saigon, Vietnam in April, 1975-Attacking the presidential palace.  (Photo by Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)

10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập và bị kẹt tại đó. Bùi Quang Thận – Đại đội trưởng, chỉ huy xe 843 – nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào. Xe tăng 390 dưới quyền chỉ huy của Vũ Đăng Toàn húc tung cánh cửa chính của dinh. 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên.

GA622490_06

VIETNAM - APRIL 01:  The Fall of Saigon, Vietnam in April, 1975-Attacking the presidential palace.  (Photo by Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)

Các kiểu tóc và quần áo “phương Tây” không phù hợp là bị cắt bỏ!

GA622490_32

VIETNAM - APRIL 01:  The Fall of Saigon, Vietnam in April, 1975-The Vietcong cutting hair and "western" clothes.  (Photo by Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)

Tòa án nhân dân của Chính phủ Cách mạng lâm thời mới (PRG) có tới hơn 1000 khán giả. Họ tụ tập tuần trước trên đường Công Lý gần cầu McNamara, cây cầu được người Mỹ gọi theo tên cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara, vì một âm mưu ám sát ông này trong khoảng những năm đầu thập niên 1960 khi chất nổ được gài trên cây cầu nằm trong lộ trình. Nguyen Tu Sang, 23 tuổi, con của một người thợ mộc, đã bị buộc các tội ném lựu đạn vào nhân viên bảo vệ dân sự của Chính phủ Cách mạng lâm thời, tội đã tham gia bốn ngành khác nhau của quân đội Sài Gòn cũ, và tội gây rối tại khu phố của mình. Hai biểu ngữ treo trên một dãy bàn xếp liền nhau ngang qua mặt đường. Một tấm biểu ngữ viết: “Tòa án Nhân dân Phường Yên Đổ.” Tấm kia viết “Cương quyết trừng trị bọn phá rối trật tự an ninh để đảm bảo tài sản sinh-mạng cho nhân dân.” Vụ xử được chứng kiến bởi cha mẹ của Sang. Đám đông đối diện một ngôi chùa. Sang đứng thẳng trên một  chiếc ghế gỗ mà không thấy có cảm xúc gì, hai tay bị còng ra phía trước. Đứng bên phải anh ta là những binh sĩ của PRG, một trong số họ cầm khẩu súng AK47 với lưỡi lê chĩa vào anh ta. Trên một bục cao ngay phía sau Sang là một người đàn ông mặc thường phục đứng đọc lời tuyên án, buộc tội. Bản án: tử hình. Sang được dẫn vào một con hẻm gần đó, nơi anh ta được ra lệnh quay mặt vào một bức tường. Anh ta bị bắn chết bằng một khẩu súng lục có một bộ phận giảm thanh. Các nhân chứng cho biết có ba phát đạn đã được bắn. Một phát vào đầu Sang và hai phát vào lưng. Một xe cứu thương đã mang xác anh ta đi. Các nhân chứng cho biết ngay trước khi bị hành quyết Sang đã bình tĩnh, và hút một điếu thuốc. Anh ta chỉ suy sụp và khóc khi nhìn thấy mẹ tiến lại gần trong nước mắt.

UPH30170509_H.jpg

War and Conflict, The Vietnam War, pic: June 1975, Nguyen Tu Sang, Saigon, Vietnam, A man stands on a chair, convicted of armed robbery as an official reads his sentence from a platform, as communist forces prepare to act as a firing squad and carry out the sentence of death  (Photo by Rolls Press/Popperfoto/Getty Images)

Nhiều người Việt tị nạn sau ngày 30 tháng Tư 1975 thường được gọi dưới cái tên “Thuyền nhân”. Ngày 29 tháng tư 1975, Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford chính thức ra lệnh khởi động chiến dịch “Frequent Wind” để di tản quân nhân, nhân viên dân sự Mỹ và một số người Việt đã từng cộng tác hay liên hệ với chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi Việt Nam. Chiến dịch ‘Frequent Wind” trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3:30 chiều ngày 29 tháng Tư và chấm dứt vào đúng 21 giờ ngày 30 tháng tư, 1975 khi người lính Mỹ cuối cùng được trục thăng bốc khỏi Sài Gòn và trụ sở của cơ quan DAO (Defence Attachés Offfice) của Hoa Kỳ được Thủy quân lục Chiến Hoa kỳ cho phá nổ. Tuy nhiên với làn sóng người di tản rầm rộ đổ ra biển Thái Bình Dương bằng các tàu hải quân, thương thuyền và cả các tàu đánh cá nhỏ, việc cứư vớt người vẫn được tiếp tục trong nhiều tuần sau đó. Hạm đội số 7 của Hải quân Hoa Kỳ với các hàng không mẫu hạm Hancok , Midway và nhiều tàu chiến hạm cũng như nhiều thương thuyền Hoa kỳ và quốc tế đã tham dự vào chiến dịch cứu vớt người trên biển rồi chuyển qua các trai tị nạn ở Subic, Guam trước khi phân tán họ đi tị nạn tại Hoa kỳ và các nước tự do khác như Canada, Úc, Pháp, Anh… Trên thực tế, giai đoan di tản và vượt biên không có sư gián đoạn. Có chăng chỉ là sự phân chia thời điểm chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt chiến dịch vớt người trên biển mà thôi, còn sự ra đi của người Việt vẫn tiếp tục không ngừng.

Chỉ nguyên trên chiếc tàu này đã có 7000 người Việt tị nạn!

APP2000051812933

Jampacked with more than 7,000 refugees, the South Vietnamese Navy ship HQ-504 arrives at Vung Tau port, the South Vietnam' s most popular sea resort, and now the only port city in the Government hands. More than 20,000 Vietnamese refugees including those from Hue and Danang arrived at Vung Tau from Cam Ranh Bay, on board the Navy ships. The cease fire agreement was signed during the international peace conference on Vietnam the 02 March 1973 in Paris.        (Photo credit should read STAFF/AFP/Getty Images)

Chiến dịch Babylift là tên gọi một chiến dịch di tản quy mô lớn của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam diễn ra từ 3-26 tháng Tư, 1975, ngay trước khi Sài Gòn thất thủ. Chiến dịch này nhằm mục tiêu đưa trẻ em từ Nam Việt Nam sang Hoa Kỳ và các quốc gia khác, trong đó bao gồm Pháp, Úc, Canada. Tính đến khi chuyến bay cuối cùng rời khỏi Nam Việt Nam, đã có trên 3.300 trẻ sơ sinh và trẻ em được di tản, mặc dù con số báo cáo thực tế rất khác biệt. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.

GA622583_13

South Vietnamese babies on a flight from Saigon to the USA (probably San Francisco) during Operation Babylift, the mass evacuation of children from South Vietnam at the end of the Vietnam War, from 3rd to 26th April 1975. (Photo by Jean-Claude FRANCOLON/Gamma-Rapho via Getty Images)

Tính cho tới 25 năm sau ngày Sài Gòn thất thủ, đã có khoảng 3 triệu người tị nạn từ các nước Việt Nam, Lào và Campuchia – trong đó có tới 1.75 triệu người Việt Nam tị nạn qua đường bộ và đường biển. Họ đã được định cư hầu hết ở các nước Tây Phương và châu Úc.

Những người dân Sài Gòn đón chào quân đội giải phóng nhân dân Việt Nam.

Máy bay L-19 của Không lực Việt Nam Cộng hòa rơi trên đường Nguyễn Hoàng (nay là Trần Phú).

RH037742

VIETNAM - APRIL 29:  The Fall of Saigon in Vietnam on April 29, 1975 - A small South Vietnamese plane deliaison was probably crushed with fuel course in a suburb of Saigon at the time of an attempt in escape.   (Photo by Herve GLOAGUEN/Gamma-Rapho via Getty Images)

Những người chạy tị nạn vào phút cuối.

Sài Gòn 30/4/1975 – Chiếm trụ sở Biệt khu Thủ đô Sài Gòn.

Đẩy trực thăng xuống biển để lấy chỗ cho máy bay chở người tị nạn hạ cánh.

Giày vứt lại của các quân nhân Việt Nam Cộng hòa.

Ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota

Ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota

Ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota

Ảnh: Abbas

Ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota

Tù binh chiến tranh Bắc Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota

Ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota

Xe tăng Bắc Việt bị bắn cháy tại khu vực Lăng Cha Cả.

Ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota

29 Apr 1975 --- Civilian evacuees board US Marine helicopter inside US Embassy compound to be helilifted to the US Seventh Fleet ahead of Communist troops about to enter Saigon on the last day of the Vietnam War, April 30th 1975 --- Image by © Nik Wheeler/Corbis

Ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam trong đại sứ quán Mỹ. Ảnh: Hiroji Kubota

Ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota

Một đám tang, 1975. Ảnh: Hiroji Kubota

Ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota

Ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota

1266746.jpg

Two Chinook helicopters hover above a road as they assist in evacuating supplies and soldiers of the South Vietnamese (ARVN) 18th Division and their families from Xuan Loc, Vietnam, mid April, 1975. The road is likely Highway 1. (Photo by Dirck Halstead/The LIFE Images Collection/Getty Images)

Ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Mike Baxter. Những ‘thuyền nhân’ thường phải chịu nhiều rủi ro lớn, từ rất lâu trước khi đặt được chân xuống tàu. Trong khi cố gắng tìm cách để thoát được công an và lính biên phòng, họ đã chấp nhận rủi ro bị bắn, hoặc nhẹ nhất là, bị bắt lại và bỏ tù. Những ai may mắn xuống được tàu phải ra đi trên các thuyền đánh cá mỏng manh đầy ắp người không thích hợp để đi vượt đại dương. Thường thường, họ nhắm hướng đi đến Thái Lan hoặc Mã Lai, nhưng lại cập bến ở đâu đó giữa Hồng Kông và Úc. Biển cũng cướp đi một số lớn mạng người mà không ai biết được là bao nhiêu.

Đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận (nay là Phan Đình Phùng)

GA622490_37

VIETNAM - APRIL 01: The Fall of Saigon, Vietnam in April, 1975-Tank in Saigon. (Photo by Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)

Màu cờ mới trong ngày cuối chiến tranh.

Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh trong ngày 30.04.1975

Dinh Độc Lập.

GA622490_02

VIETNAM - APRIL 01:  The Fall of Ho Chi Minh, Vietnam in April, 1975-Assault on Presidential Palace.  (Photo by Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)

Xe tăng Nam Việt Nam bị bắn cháy trên cầu Thị Nghè sáng 30-4-75

GA779646_13

VIETNAM - JULY 01:  "Liberation" of Ho Chi Minh, Vietnam in July, 1975-A destroyed American tank  (Photo by Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)

Trong vài năm đầu những thuyền tịnạn còn được tiếp đón tử tế bởi dân chúng và chính phủ các nước láng giềng nhưng vì làn sóng tị nạn ngày càng nhiều nên những niềm nở ban đầu đã bị giảm xuống hoặc tệ hơn đã bị thay bằng thái độ xua đuổi như đã từng xảy ra ở Thái Lan, Mã Lai. Tầu của người tị nạn, khi bị tầu hải quân Mã kéo trở ra hải phận quốc tế có một số đã bị chìm. Do đó nếu như may mắn không bị bắt lại, thoát được gió bão, không hư máy dọc đường và không gặp hải tặc các thuyền nhân vẫn chưa chắc sẽ đến được các trại tạm cư.

Tòa Đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam vào giờ tàn cuộc chiến.

Chiến dịch Frequent Wind.

Tàu sân bay USS Midway

Ngày cuối cùng của chiến tranh.

Theo dự tính, có khoảng hơn 130 nghìn người Việt rời đất nước vào phút cuối cùng của chiến tranh bằng đủ các mọi phương tiện.

33663593saig_20010824_00065.jpg

336635 93: South Vietnamese refugees in boats approach a U.S. war ship to seek refuge from the invading force from the North April 1975 in the South China Sea near Saigon. American involvement in the Vietnam War came to an end when troops from communist North Vietnam invaded Saigon, the capital of the Republic of Vietnam in the South. (Photo by Dirck Halstead/Getty Images)

Ngày cuối cùng của chiến tranh. Ảnh: Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images

GA622490_52

VIETNAM - APRIL 01:  The Fall of Saigon, Vietnam in April, 1975-Exodus.  (Photo by Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)

Một bé gái Việt ở trại tị nạn Pulan Bidong (Malaysia).

First Phase Digital

Thuyền nhân tị nạn người Việt trên đảo Pulau Bidong, Malaysia. Ghe của những người này tới được đất liền của thành phố Kuantan, tiểu bang Pahang, Malaysia. Lúc đó tổng cộng số người tị nạn trên đảo Pulau Bidong trên 30.000 người vào cuối năm 1979.

Ngày cuối cùng của chiến tranh.

APP2000051812943

Some of more than 7,000 refugees, jampacked aboard the South Vietnamese Navy ship HQ-504, are waiting on the deck to desembark as she arrives at Vung Tau port, the South Vietnam' s most popular sea resort, and now the only port city in the Government hands. More than 20,000 Vietnamese refugees including those from Hue and Danang arrived at Vung Tau from Cam Ranh Bay, on board the Navy ships. The cease fire agreement was signed during the international peace conference on Vietnam the 02 March 1973 in Paris.        (Photo credit should read STAFF/AFP/Getty Images)

Ngày cuối cùng của chiến tranh.

1975.

1975.

Báo TIME 12.05.1975







Ngày cuối cùng của chiến tranh.

Ngày cuối cùng của chiến tranh.

Thị trấn Xuân Lộc, nơi 5 năm trước đã diễn ra trận đánh lớn cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, 1980.

Đồng Khởi, Sài Gòn, 1989.

Đồng Khởi, Sài Gòn, 1989.

Vũng Tàu, 1989.

Sài Gòn, 1989.

Phà đi Vĩnh Long, 1989. Giờ đã được thay bằng cầu.

Ferry to Vinh Long - 1989

This is now replaced by a bridge.
Vietnam 1989

Sài Gòn, 1989.

Dauphine - 1989

Saigon, place du theatre - Vietnam 1989

Vũng Tàu, 1989.

Vũng Tàu, 1989.

Bưu Điện Quận 1, Saigon, tháng Hai, 1989. Trong khoảng một thập kỷ sau chiến tranh, rất hiếm và khó để tìm được ảnh về thời kỳ này.

Hai bên lề phố ở Sài Gòn luôn có rất nhiều quầy hàng kinh doanh, dịch vụ nhỏ… Những hình ảnh dưới đây nằm trong số 1.600 bức ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện ở 20 tỉnh thành thuộc cả ba miền Việt Nam từ năm 1991 – 1993.

Sài Gòn 1991.

Chợ Bến Thành, Sài Gòn 1991.

Chợ Bến Thành, Sài Gòn 1991.

Chợ Bến Thành, Sài Gòn 1991.

Chợ Bến Thành, Sài Gòn 1991.

Chợ Bến Thành, Sài Gòn 1991.

Sài Gòn 1991.

Sài Gòn 1991.

Sài Gòn 1991.

Sài Gòn 1991.

Chợ Bình Tây, Sài Gòn 1991.

Chùa Thiên Hậu 1991.

1991.

1991.

Múa rối nước, 1991.

Bảo tàng Chiến tranh.

Bảo tàng Chiến tranh.

Địa đạo Củ Chi, 1991.

Đường đến Mỹ Tho.

Mỹ Tho, 1991.

Sầu riêng và Thanh Long.

Bánh tráng.

1991.

Chợ cá Nha Trang, 1992.

Cù Lao Chàm, 1992-

Sông Sài Gòn 1991.

Floating Hotel là khách sạn nổi đầu tiên trên thế giới được đóng tại Singapore, sau đó đưa tới Australia nhưng hoạt động không hiệu quả. Giữa năm 1989, Floating Hotel cập bến Bạch Đằng bên bờ sông Sài Gòn và nhanh chóng trở thành khách sạn hàng đầu ở Việt Nam thời điểm đó. Đến năm 1997, Floating Hotel lại nhổ neo về Singapore trong sự tiếc nuối của bao người Sài Gòn. Ít ai biết sau này nó được đưa đến Triều Tiên. Khi quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên căng thẳng, khách sạn buộc phải đóng cửa từ năm 2008 tới nay. Ảnh 1991.

Đứng từ khách sạn Caravelle chụp sang khách sạn Rex và đại lộ Lê Lợi. Ban đầu khách sạn Rex là một khu nhà để xe và bán ôtô, năm 1959 được nâng cấp thành khách sạn Rex Complex. Thời điểm chụp bức ảnh này 1991, khách sạn Rex đã xuống cấp. Năm 2003, nó được nâng cấp lại và nay trở thành một biểu tượng ở Sài Gòn.

Quang cảnh Sài Gòn năm 1991 chụp từ tầng thượng khách sạn Caravelle. Trước 1975, sân thượng này là nơi tập trung những nhà báo quốc tế để lấy tin, bài. Một đài truyền hình của Mỹ còn đặt văn phòng ở Caravelle, thu hình ảnh trên băng nhựa và gửi về Mỹ qua đường hàng không.

Water is too hot. Cyan cast one click off.

Sài Gòn 1991. Người lao động quanh Thành phố Hồ Chí Minh chờ phà về nhà. Hiện tại, với những chiếc cầu được xây dựng, các điểm phà trên sông Sài Gòn đã ngừng.

Dodge up wall shadow

Nhờ sự thay đổi cơ chế, thập niên 90 đánh dấu sự quay lại của hàng loạt các nhãn hàng phương Tây mà Coca Cola là một ví dụ. Sài Gòn, 1991.

Jeff Redos 
Sài Gòn 1991. Người bán hàng biết cô gái là người Việt từ nước ngoài về chơi dựa theo cách cô cầm gà (vào cổ thay vì cầm chân như người Việt bản địa)

burn cabinet front

Chàng trai con lai cùng mẹ bên bức ảnh của bà với người bố là một quân nhân Mỹ. Sài Gòn, 1991.

Traffic: there are 2 million motorcycles and the number of cars is growing everyday. Ho Chi Minh City, Vietnam

Giao thông: có 2 triệu xe máy và số lượng xe được phát triển hàng ngày. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam [Sài Gòn thập niên 90]

Old and new: street vendors and kids playing in a video games store. Ho Chi Minh City, Vietnam

Cũ và mới: các nhà cung cấp đường phố và trẻ em chơi trong một cửa hàng trò chơi video. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam [Sài Gòn thập niên 90]

Children at school. Like everywhere else in Asia, uniforms are the norm. Ho Chi Minh City, Vietnam


Trẻ ở trường. Giống như những nơi khác ở châu Á, đồng phục là chuẩn mực. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam [Sài Gòn thập niên 90]

Senior high school girls ride bicycles with impeccable style, wearing elegant Ao Dai uniforms. Ho Chi Minh City, Vietnam

nữ sinh trung học cao cấp đi xe đạp với phong cách hoàn hảo, mặc thanh lịch đồng phục áo dài. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  [Sài Gòn thập niên 90]

Hairdressing in the street. Ho Chi Minh City, Vietnam

Làm tóc trên đường phố. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam [Sài Gòn thập niên 90]

Outdoor hair dressing salon. Ho Chi Minh City, Vietnam

Ngoài trời salon làm tóc. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam [Sài Gòn thập niên 90]

Coconut street vendor. The sweet juice is drank directly from a straw.. Ho Chi Minh City, Vietnam 

Dừa bán hàng rong. Các nước ngọt được uống trực tiếp từ rơm .. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam [Sài Gòn thập niên 90] 

Cyclo driver taking an afternoon nap. Ho Chi Minh City, Vietnam

 Cyclo lái xe ngủ trưa. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam [

Sleeping out for the fresh air. Morning near the Saigon arroyo. Ho Chi Minh City, Vietnam

Ngủ  ngoài cho không khí trong lành. Buổi sáng gần rạch Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  [Sài Gòn thập niên 90]

Evening on the Saigon arroyo. Ho Chi Minh City, Vietnam

Buổi tối trên rạch Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  [Sài Gòn thập niên 90]

Selling freshly unloaded bananas near the Saigon arroyo. Ho Chi Minh City, Vietnam

Bán chuối tươi dỡ gần rạch Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam [Sài Gòn thập niên 90

Street restaurant. Ho Chi Minh City, Vietnam

 nhà hàng trên đường phố. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam [Sài Gòn thập niên 90. Quán ăn vỉa hè.]

Enjoying a cafe on the streets, sitting on the typical tiny chairs. Ho Chi Minh City, Vietnam

Thưởng thức một quán cà phê trên đường phố, ngồi trên những chiếc ghế nhỏ điển hình. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  [Sài Gòn thập niên 90]

Live ducks for sale. Ho Chi Minh City , Vietnam

Vịt sống để bán. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam [Sài Gòn thập niên 90]

Anh tài xế lái xe lam ngồi đọc sách thư giãn sau giờ làm việc. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.
He wheeled taxi driver sitting reading relax after work. Photo: Nguyen Thanh Tung.

Các chuyến xe đò chở khách và gia súc từ các tỉnh miền Tây lên Sài Gòn tại Chợ Lớn năm 1999. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng

The passenger vans and cattle from the western provinces to Saigon in Cholon, 1999. Photo: Nguyen Thanh Tung

Sài Gòn năm 2000.
Saigon 2000.

Sài Gòn 2002 Nhà thờ Đức Bà
2002 Saigon Notre-Dame Basilica

Sài Gòn 2002.
Saigon in 2002.

Sài Gòn 2002 Đại lộ Hàm Nghi
Saigon 2002 Ham Nghi Boulevard

Sài Gòn 2002 đường Đồng Khởi.

Dong Khoi Saigon in 2002.

Sài Gòn 2002 Dinh Độc Lập.
Independence Palace of Saigon in 2002.

Sài Gòn 2002 Cầu Ông Lãnh và nhà máy thuốc lá Khánh Hội.
Saigon 2002 Cau Ong Lanh and Khanh Hoi tobacco factory.

Sài Gòn 2002 Cầu Chà Và. Cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ nối với kênh Ruột Ngựa thuộc địa phận Thành Phố Hồ Chí Minh. Cầu có bề dài lịch sử hơn 100 năm, làm thông thương vùng Chợ Lớn giữa quận 8 và quận 5. Từ thời xưa vùng này là phố chợ của người gốc Ấn Độ chuyên bán vải. Cầu phía quận 8 lúc đó rạp hát Phi Long thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cầu được nâng cấp và sửa chữa lại nhưng mãi đến ngày 29 tháng 5 năm 1993 mới hoàn thành.
Cha Va Bridge in 2002 Saigon. Cha Va bridges spanning the channel Tau Hu canal connected to the territory Horse Guts Ho Chi Minh City. The bridge has a long history of over 100 years, as trade between the Cholon District 8 and District 5. From ancient times this region is the street of Indian descent that sells fabric. Bridge the 8th district then Phi Long regular theater Indian cinema for residents around the area. After April 30, 1975, Bridge will be upgraded and repaired, but it was not until May 29, 1993 to complete.

Sài Gòn 2002.
Saigon in 2002.

Cổng quảng trường Mê Linh 2002.
2002 Me Linh Square port.

Đại lộ Nguyễn Huệ 2002.
Nguyen Hue Boulevard in 2002.

Rạch Nhiêu Lộc 2002.
Nhieu Loc canal in 2002.

Chợ Bình Tây và đường Tháp Mười, 2002.
Binh Tay Market and the Reeds, 2002.
Cầu Mống, 2002.
Cau Mong, 2002.


Cầu Chà Và, 2002.
Cha Va Bridge, 2002.

Tác phẩm chụp lúc 10h ngày 8/10/2002 về một ngôi chợ được xây dựng từ năm 1874, chuyên bán rau củ quả và hải sản. Đến năm 2003 chợ bị dỡ bỏ và là ký ức khó quên đối với người dân Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.

Taken at 10 days work on a market 8/10/2002 built in 1874, which sells vegetables and seafood. By 2003 the market is being lifted and unforgettable memories for the people of Saigon. Photo: Nguyen Thanh Tung.

Lê Lợi, 2004.
Le Loi, 2004.

Xích lô là phương tiện vận chuyển thô sơ đặc trưng của Việt Nam. Khách du lịch các nước khi đến Thành phố Hồ Chí Minh đều thích thú được một lần ngồi lên chiếc xe ba bánh này để dạo chơi trên đường phố. (Ảnh được chụp trên đường Lê Lợi vào tháng 4/2005). Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.

Cyclo is rudimentary transport characteristics of Vietnam. Travelers to countries when Ho Chi Minh City are excited to once sat on this tricycle to roam the streets. (Photo taken on Le Loi Street in May 4/2005). Photo: Nguyen Thanh Tung.

Chùa Bà của người Hoa. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.

Temple of the US. Photo: Nguyen Thanh Tung.

Trường đua Phú Thọ được người Pháp xây dựng từ năm 1932 với diện tích 444.540 m2, đến ngày 31/5/2011 nơi đây đã đóng cửa theo quyết định của thành phố. Một cuộc đua ngựa trong ngày 28/5/2006. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.

Phu Tho Racecourse was built by the French from 1932 to 444 540 m2 area, on 31/5/2011 here was closed by decision of the city. A horse race of the day 05.28.2006. Photo: Nguyen Thanh Tung.

Đôi vợ chồng diễn viên điện ảnh người Mỹ, Brad Pitt và Angelina Jolie bất ngờ có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng 23/11/2006 để xúc tiến cho việc xin con nuôi Pax Thiên. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.
Couple American film actors, Brad Pitt and Angelina Jolie unexpected presence in Ho Chi Minh City to promote light 23/11/2006 adoption of Pax Thien. Photo: Nguyen Thanh Tung.

Hình ảnh các loại phương tiên chen chúc luồn lách trên đường khi kẹt xe đã trở thành quen thuộc đối với người dân thành phố. Du khách nước ngoài khi đến Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhanh chóng thích nghi với các hình thức giao thông khi chọn mảnh đất này làm nơi làm việc. (Ảnh chụp ngày 19/12/2007). Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.
First images of any kind of wriggle crowded when stuck in traffic on the road has become familiar to the people of the city. Foreign visitors to Ho Chi Minh City to quickly adapt to the type of transportation you choose this land as a place to work. (Photo dated 19/12/2007). Photo: Nguyen Thanh Tung.

Chụp vào ngày 27/7/2009 từ khách sạn Caravelle. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.

Taken on 27.7.2009 from the Caravelle. Photo: Nguyen Thanh Tung.

Sài Gòn được bao bọc bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt. Cuộc sống trên bến dưới thuyền cũng trở nên quen thuộc. Trong những ngày cận Tết, các hoạt động buôn bán tấp nập của cư dân làm cho những chiếc ghe này trở nên sống động, lung linh hơn. (Ảnh chụp vào một buổi tối 18/01/2012 tại khu vực bến Bình Đông, quận 8). Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.
Saigon is surrounded by a system of canals. Life boat wharf also became familiar. In the days of Tet, the busiest trading activities of residents of the boat makes it come alive, shimmering over. (Photo taken in the evening 18/01/2012 at terminals Pingtung area, District 8). Photo: Nguyen Thanh Tung.

Cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn chiếm số lượng đáng kể. Họ sống tập trung chủ yếu ở các quận 5, 6 và 11, kiếm sống bằng nhiều công việc khác nhau. Làm kéo là một trong những nghề đặc trưng tại khu vực Chợ Lớn. (Ảnh chụp ngày 5/2/2012 tại phố Triệu Quang Phục, quận 5). Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.

Chinese community in Saigon occupies a significant amount. They are concentrated mainly in the districts 5, 6 and 11, survived by many different jobs. Doing drag is one of the occupations characterized in Cholon area. (Photo taken on 05/02/2012 at Trieu Quang Phuc Street, District 5). Photo: Nguyen Thanh Tung.

Tại đô thị mới Thủ Thiêm nhìn về trung tâm quận 1. Từ khi Thành phố Hồ Chí Minh phát triển, cơ sở hạ tầng được mở rộng cũng đồng thời tạo sự cách biệt càng lớn giữa trung tâm thành phố và khu vực bên kia sông Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.
Thu Thiem new urban look of downtown District 1. From Ho Chi Minh City as development, infrastructure expansion is also creating greater disparities between the city center and the area across the river Saigon. Photo: Nguyen Thanh Tung.

Sài Gòn Tết Tân Mão, tháng Hai 2011.
Saigon Tet, February 2011.

Sài Gòn Tết Tân Mão, tháng Hai 2011.
Saigon Tet, February 2011.

Sài Gòn Tết Tân Mão, tháng Hai 2011.
Saigon Tet, February 2011.

Sài Gòn Tết Tân Mão, tháng Hai 2011.
Saigon Tet, February 2011.

Sài Gòn Tết Tân Mão, tháng Hai 2011.
Saigon Tet, February 2011.

Sài Gòn Tết Tân Mão, tháng Hai 2011.
Saigon Tet, February 2011.

Sài Gòn Tết Tân Mão, tháng Hai 2011.
Saigon Tet, February 2011.

Sài Gòn Tết Tân Mão, tháng Hai 2011.
Saigon Tet, February 2011.

Sài Gòn Tết Tân Mão, tháng Hai 2011.
Saigon Tet, February 2011.

Sài Gòn Tết Tân Mão, tháng Hai 2011.
Saigon Tet, February 2011.

Sài Gòn Tết Tân Mão, tháng Hai 2011.
Saigon Tet, February 2011.

Đường Hoa Hàm Nghi và Chợ Bến Thành
Ham Nghi Duong Hoa and Ben Thanh Market

2012. Ảnh: Huy Vu

2012. Photo: Huy Vu

2012. Ảnh: Huy Vu

2012. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu


Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Sài Gòn. Ảnh: Huy Vũ
Saigon. Photo: Huy Vu

Ảnh: Trung Hiếu
Photo: Trung Hieu
Phạm Ngũ Lão, Tết 2014.
 Pham Ngu Lao New Year 2014.
Hoa đăng mừng Phật đản 2014.
 2014 Happy Vesak lantern.

Chùa Bửu Long. Ảnh: Quang Trần.
 Buu Long. Photo: Quang Tran.

Nhà thờ Đức Bà. Ảnh: Lư Quyền.
Notre Dame Cathedral. Photo: Lu Quyen.

Ảnh: Max Ho
Photo: Max Ho

Ảnh: Phi Phi Hoàng.
Photo: Phi Phi Hoang.

Ảnh: Max HoPhoto: Max Ho 

Ảnh: Max Ho
Photo: Max Ho 

Ảnh: Max Ho
Photo: Max Ho 




Cầu Mống.
Cau Mong

Trường Marie Curie.
Marie Curie School.

Cấu Mống.

Ảnh: Đoàn Trương.

Cầu Thủ Thiêm về đêm.

Gia đình đi đón giao thừa.

Tháp Bitexco

Góc đại lộ Đông Tây. Ảnh: Quyen Vong

Tháp Bitexco

Khu nghỉ dưỡng Saigon Emerald Phan Thiết.

Ảnh: Phong Trần.

Ảnh: Josh Ho

Ảnh: Tai Van

Tháp Bitexco nhìn từ dưới lên.

Nghệ thuật đường phố.

Nghệ thuật đường phố.

Tháp Bitexco.

Ảnh: Long Beautiophil

2015. Ảnh: Huy Vu

2015. Ảnh: Huy Vu

Sông Sài Gòn. Ảnh: Nomadic Vision

Ảnh: Tân Lê

Ảnh: Trung Võ

Ảnh: Lê Phúc

Đường hoa Hàm Nghi xuân Ất Mùi.

Cầu Thủ Thiêm 2015.

Cầu Bình Lợi 04/2015. Ảnh: Lư Quyền.



Nguồn: [mannup.vn]

Nhận xét

Unknown đã nói…
Tôi đã xem những bức ảnh và cảm thấy thật tuyệt vời. Những câu chuyện chân thật đã được truyền tải qua nó là những tư liệu vô cùng quý giá. Cám ơn công sức sưu tầm và chia sẻ của bạn rất nhiều.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Muốn

Chuyện lạ như thật?